Chùa Phước Hậu – Vĩnh Long

Chia sẻ ngay

Về với vùng đất du lịch Vĩnh Long, sau khi đã ghé thăm các điểm tham quan tiêu biểu nhất, bạn có thể hướng đến một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, cũng như lịch sử Cách mạng miền Tây Nam Bộ. Đó là ngôi chùa Phước Hậu cổ kính, nằm nép bên những tán tre già.

Lịch sử chùa Phước Hậu

Chùa được dựng vào hậu bán thế kỷ XVIII. Thiền sư Hoằng Chỉnh ở Quảng Ngãi vào tu đã trùng tu chùa vào năm 1895 và 1910. Chùa được tiếp tục trùng tu và mở rộng dưới thời Hòa thượng Khánh Anh từ năm 1939 và Hòa thượng Thiện Hoa từ năm 1961 đến năm 1972.

Kiến trúc chùa Phước Hậu

Được dựng lên trên nền của một chiếc am tranh và trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, cho đến năm 1995 chùa Phước Hậu đã dần hoàn thiện. Kiến trúc của chùa được thiết kế vô cùng công phu, tỉ mỉ với các mảng không gian khác nhau: chánh điện, trung điện, giảng đường và nhà sau. Chánh điện chùa Phước Hậu được xây dựng theo hình chữ “sơn”, phần mặt tiền chùa xây theo kiểu cổ lầu, ở giữa có mô hình ngôi tháp bảy tầng, phía trong nội điện trang trí đơn giản.

Điểm nhấn của chùa chính là hai ngôi tháp đẹp là tháp Thiện Hoa và tháp Đa Bảo. Tháp Đa Bảo được xây dựng vào năm 1966 có ba tầng: tầng trên thờ tượng đức Phật nhập niết bàn và Xá lợi Phật. Tầng giữa thờ Pháp Bảo và tầng dưới: phía Đông thờ linh cốt Tổ Khánh Anh, phía Nam thờ linh cốt hòa thượng Thích Quảng Đức, phía Tây thờ linh cốt Tổ Khánh Hòa, phía Bắc thờ linh cốt Tổ Huệ Quang, trung tâm thờ đất Phật tại tám Phật tích ở Ấn Độ.

Vườn kinh pháp cú

Vườn kinh pháp cú gồm 213 phiến đá màu xanh kích thước 0,4×0,6m, khắc 423 bài kinh trên 2 mặt, ngoài ra còn có một bài thơ nói về đại ý của bộ kinh pháp cú, 1 bài nói về công hạnh của người tu, phật tử và một phiến đá khắc hình Hòa thượng Thích Minh Châu. Các phiến đá đều được mua từ tỉnh đồng nay chở về chùa sau đó được chạm khắc rất công phu.

Tất cả 213 phiến đá được sắp xếp theo hình 8 lá bồ đề tượng trưng cho bát chánh đạo. Sau vườn kinh pháp cú, nhà chùa quyết định làm thêm vườn kinh A di đà và kinh Bắc truyền trích diễm.

Vườn kinh A Di Đà

Vườn kinh A Di Đà có 31 phiến đá được xếp theo hình thể nước Việt Nam, tạo thành một hồ nhỏ trồng sen. Mỗi miền Bắc, Trung, Nam có một phiến đá trong lòng hồ ghi ngôi chùa biểu trưng. Các bài kinh ở vườn được dịch theo thể thơ lục bát.

Vườn kinh Bắc truyền

Vườn kinh Bắc truyền trích diễm gồm với 15 phiến đá, các bài kinh được dịch theo thể văn xuôi; các khối đá, cột đá lớn khắc chữ to với những câu triết lý Phật giáo.

Trong 3 vườn kinh đều mang ý nghĩa riêng, trong đó thiên liêng nhất có lẽ là vườn kinh A di đà với 31 phiến đá khắc kinh được bố trí theo hình chữ S của nước Việt Nam, ở giữa chữ S được trồng sen đưa đưa về từ vùng Đồng Tháp. Ngài ra, còn có phiên đá được sắp xếp đúng vị trí tượng trương cho các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc. Đây là lãnh thổ thân thương của tổ tiên để lại mà người việt nam chúng ta cần ghi nhớ khi sống trên mảnh đất này.

Ý tưởng xây dựng vườn kinh đá của thày thầy Thích Phước Cẩn – trụ trì chùa Phước Hậu từ lần sang Myanmar du lịch, thăm quan và thấy kinh pháp cú được khắc trên đá bằng tiếng Pali. Tháng 3-2014 công trình được khởi công và hoàn thành vào tháng 3-2016.

Ngày lễ của chùa Phước Hậu

Lễ giỗ tổ Khánh Anh hàng năm vào ngày 29 và 30 tháng giêng Âm lịch trở thành ngày hội của đông đảo Tăng Ni, Phật tử và dân chúng địa phương.

Đây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX cũng như lịch sử Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam Bộ. Giữa thế kỷ XIX nơi đây chỉ là một am nhỏ do các tu sĩ từ miền Trung vào đây lập nên. Nhờ công quả của các vị ấy cùng với dân làng Đông Hậu qua nhiều lần xây cất, trùng tu chùa Phước Hậu trở thành một thiền điện uy nghiêm