Khái niệm Tam hình

Chia sẻ ngay

Có 10 thiên can: Theo thứ tự từ 1 đến 10 là: Giáp(1), ất (2), bính (3), đinh(4), mậu (5) kỷ (6), canh(7), tân (8), nhâm (9), quí (10).

– Số lẻ là dương can (giáp, bính mậu, canh, nhâm)
– Số chẵn là âm (ất, đinh, kỷ, tân, quí)
– Ngày lẻ (dương can) là ngày cương (đối ngoại)
– Ngày chẵn (âm can) là ngày cương (đối nội)
– Những cặp đối xung: Giáp và kỷ, ất và canh, bính và tân, đinh và nhâm, mậu và quí.

tam-hinh

Có 12 địa chi: Theo thứ tự từ 1 đến 12 là : Tý (1), sửu (2), dần (3) , mão (4), thìn (5), tỵ (6), ngọ (7), mùi (8), thân (9),dậu (10), tuất (11), hợi (12).

– Số lẻ là dương chi chỉ kết hợp với âm can.
– Ví dụ: Giáp tý, canh ngọ….
– Số chẵn là âm chi chỉ kết hợp với âm can

Ví dụ: Tân sửu, quí mùi…

– Những cặp đối xung: Tý và ngọ, sửu và mùi, dần và thân, mão và dậu, thìn và tuất, tị và hợi (nghĩa là hơn kém nhau 6).

– Tương hợp: có hai loại, nhị hợp và tam hợp.

– Nhị hợp: Tý – sửu, Mão – tuất, Tị – thân, Dần- hợi, Thìn- dậu, Ngọ- mùi

– Tam hợp: Thân – tý – thìn, Dần – ngọ- tuất, Hơi- mão – mùi, Tị -dậu – sửu

Như vậy mỗi chi chỉ có một xung (ví dụ tý xung ngọ), ba hợp (ví dụ tý hợp sửu, tý hợp với thân và thìn)

Địa Chi có ba hình gọi là Địa Chi tam hình

Trì thế chi hình:

– Dần hình Tỵ
– Tỵ hình Thân
– Thân hình Dần

Gọi là trì thế chi hình hay đắc thế chi hình (tức là do có quyền thế, quyền bính, thế lực mà bị phạt)

Giải thích:

– Dần chứa Giáp Mộc, Tỵ chứa Mậu Thổ, Mộc khắc Thổ
– Tỵ chứa Bính Hỏa, Thân chứa Canh Kim, Hỏa khắc Kim
– Thân chứa Canh Kim, Dần chứa Giáp Mộc, Kim khắc Mộc.

Ba chi các hành đó đều ở thời kỳ đắc Lộc (vị trí Lâm Quan), can Dương mãnh liệt, các hành y vào vị trí đắc lộc mạnh mẽ mà ức chế nhau nên gọi là trí thế chi hình.

Vô ân chi hình:

– Sửu hình Tuất
– Tuất hình Mùi
– Mùi hình Sửu

Gọi là vô ân chi hình (bị hình phạt vì vô ân, chịu ơn nhưng không báo đáp, lại còn hại ân nhân)

Giải thích:

– Sửu chứa Quí Thủy, Tuất chúa Đinh Hỏa, Thủy khắc Hỏa
– Tuất chứa Tân Kim, Mùi chứa Ất Mộc, Kim khắc Mộc
– Mùi chứa Đinh Hỏa, Sửu chứa Tân Kim, Hỏa khắc Kim

Ba chi này dùng tòan can Âm ức chế nhau, đặc tính của Âm là tiêu nhận, gia trả vô ân bạc nghĩa nên gọi là vô ân chi hình

Vô lễ chi hình

– Tị hình Mão
– Mão hình Tị

Gọi la` vô lễ chi hình (hình phạt do vô lễ)

Giải Thích:

Mão Mộc vượng, Tị Thủy vượng, nước vượng quá cây úng sẽ chết, cây vượng quá sẽ hút hết nước, nên dù Thủy sinh Mộc nhưng nếu quá thịnh sẽ hình nhau, không biết lễ nghĩa để nhường nhịn để sinh nhau nên gọi là vô lễ chi hình.

Ngoài ra hai sao này còn chứa Đào Hoa là một sao chủ tửu sắc dâm dục

Tự hình chi hình

– Ngọ hình Ngọ
– Dậu hình Dậu
– Thìn hình Thìn
– Hợi hình Hợi

Gọi là tự hình chi hình vì tự mình hình mình.

Nếu xếp vào từng cặp và phương huớng ta có:

– Dần Ngọ Tuất Tỵ Dậu Sửu Thân Tị Thìn Hợi Mão Mùi
– Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Dần Mão Thìn Hợi Tị Sửu
– Dần Ngọ Tuất Hỏa cục, Quí với Tỵ Mão Mùi ở Nam Phương thuộc Hỏa, Hỏa mãn cục nên hình.
– Tỵ Dậu Sửu Kim cục, Quí với Thân Dậu Tuất ở Tây Phương thuộc Kim, Kim mãn cục nên hình.
– Thân Tị Thìn Thủy cục, nước chảy về Đông thì thịnh, Dần Mão Thìn phương Đông nên Thân Tị Thìn hình với Dần Mão Thìn.
– Hợi Mão Mùi Mộc cục, Thủy sinh Mộc nhưng nước nhiều làm lở đất hại cây. Hợi Tị Sửu ở dưới thuộc Phương Bắc Thủy, cây đổ ngã xuống dưới, nên Hợi Mão Mùi hình Hợi Tị Sửu.

Có sách nói số 10 là số lớn nhất của Hà Đồ, thịnh cực, trừ những chi tự hình, các Chi khác đếm bắt đầu từ Chi đó đến chi thứ 10 là Chi hình. Thí Dụ Mão là cung thứ 1 đếm theo chiều thuận cung thứ 10 là Tí, Mão Tị tương hình. Tị theo chiều nghịch đến cung thứ 10 lại là Mão.

Nếu chi căn cứ vào cục và Phương, có thuyết cho rằng các Chi sau hình lẫn nhau:

– Thân Tị Thìn Hợi Mão Mùi Dần Ngọ Tuất Tị Dậu Sửu
– Hợi Tị Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất
– Thân Tị Thìn thuộc Thủy cục, lại qui về Hợi Tị Sửu ở Phương Bắc thuộc Thủy, Thủy mãn cực nên hình. Lý luận tương tự cho các Chi sau.

Thiệu Vĩ Hoa thì giải thích căn cứ vào sách Âm Phù Kinh như sau:

Tam hình sinh ở Tam hợp, giống như Lục Hại sinh ở Lục Hợp. Theo đạo Trời mà nói tam hình là số cực, tức tội ác đầy rẫy khắp nơi nên phải dẫn đến sự đổ xập.

Thân Tị Thìn tam hợp, thêm ba ngôi Dần Mão Thìn thì Thân hình khắc Dần, Tị hình khắc Mão, Thìn tự hình Thìn

Dần Ngọ Tuất tam hợp, thêm ba ngôi Tỵ Ngọ Mùi thì Dần hình Ty, Ngọ tự hình Ngọ, Tuất hình Mùi

Tỵ Dậu Sửu tam hợp, thêm ba ngôi Thân Dậu Tuất thì Tỵ hình Thân, Dậu tự hình Dậu, Sửu hình Tuất

Hợi Mão Mùi tam hợp, thêm ba ngôi Hợi Tị Sửu thì Hợi tự hình Hợi, Mão hình Tị, Mùi hình Sửu

Tượng hình chủ về hung, chủ về các việc như bị tổn hại, bệnh tật, lao tù. Nguyên tắc của tượng hình giống như Tam Hợp Cục. Chổ khắc nhau là ba Tí có thể hình một Mão, một Mão có thể hình ba Tí, còn hai Mão không thể hình một Tí, hoặc một Tí không hình được hai Mão. Ngoài ra có trường hợp tham hợp vong hình, tham sinh vong hình đều là nhũng trường hợp có cừu