Xem tướng ngũ nhạc trên khuôn mặt

Chia sẻ ngay

Trên khuôn mặt khi nghiên cứu (diện mạo) tướng mặt. Các tướng thuật gia Á Châu cũng đều đề xướng việc xem xét các gò.

image_25211_h

1. Biện lý ngũ nhạc – năm gò.
Vậy các gò – nhạc này trong tướng lý có ý nghĩa gì? Tại sao đã chia các khu vực, tiểu khu, các cung rồi còn đề cập đến ngũ nhạc (năm gò) trên khuôn mặt.

2. Với các tiểu khu thiết tưởng đã đủ chi tiết lắm trong (diện mạo) tướng mặt. Nơi các khu vực và tiểu khu cùng 12 cung (tương ứng 12 cung tử vi) của một con người, ở đó nó thể hiện hình tướng, nói rõ lành, dữ (cát, hung) các vấn đề chính của cuộc sông của một cá thể rồi còn gì. Thế mà các tướng thuật gia còn đưa thêm (ngũ nhạc) năm gò vào.
Đó là khi không xem tỉ mỉ 12 cung và các tiểu khu một cách chu đáo. Hay khi họ còn có điều nghi hoặc “minh minh chi chung” (còn mơ hồ) thì phải cần đến (ngũ nhạc) năm gò. Có thêm năm gò thì như một đơn thuốc chữa bệnh vậy. Cũng chỉ có một chứng bệnh thôi mà vẫn cần nhiều vị thuốc, ví dụ như độc vị (đơn thuốc có 1 vị – độc thang sâm); có 2 vị; có 4 vị (tứ quân, tứ bổ) rồi 6 vị (lục vị); có bát vị (tám vị); có thập toàn đại bể (mười vị) v.v… Như thế đấy chữa một bệnh (theo về mặt y lý phải có đủ: Quân, sứ, thần. Quân để diệt (tả), sứ để dẫn. Thần để chủ đạo). Có như vậy mới hoàn tất việc chủ trị một bệnh cảnh có kết quả.

3. Trong tướng lý, nếu xem tướng mặt thì cũng phải xem đủ: chủ đạo là khuông hình. Các biểu lý là cung, gò, sắc khí, các đình, các giác quan. Những bộ phận này hợp lại để nói lên một tướng mặt (diện mạo) hoàn chỉnh, biểu đạt cho ta những thông tin tin cậy, có thể tin được. Giông như một đơn thuốc có nhiều vị cũng chỉ để chữa cho một bệnh cảnh mới hiệu quả. Và cần xem các phần của một (diện tướng) tướng mặt để biết quý, ngu, hiền, ác ở đó.

4. Các gò và vị trí cùng thông tin.
– Các gò (các nhạc) (Việt hóa cho dễ hiểu)
– Nam nhạc – gò Nam (gò ở phần Trên của khuôn mặt)
– Trung nhạc – gò Giữa (gò ở Giữa mặt)
– Tây nhạc – gò Tây (gò ở phía Tây khuôn mặt)
– Đông nhạc – gò Đông (gò ở phía Đông khuôn mặt)
– Bắc nhạc – gò Bắc (gò ở phần Dưới khuôn mặt)

Việc đặt vị trí như vậy là có ý nghĩa riêng của nó. Và việc chỉ có ngũ nhạc – năm gò cũng là có cái lý của nó vậy chứ không phải tùy tiện, hay các tướng thuật gia bày vẽ ra thế. Việc chỉ đặt năm gò thôi là theo quan niệm Địa lý phong thủy thì các phương vị tiềm chứa cát hung (lành dữ). Địa lý phong thủy không chỉ có 4 phương vị chính: Đông, Tây, Nam, Bắc mà còn có tám hướng. Giá trị phương hướng chính của thuật phong thủy đó là Bắc, Đông Bắc; Đông và Đông Nam; Nam và Tây Nam; Tây và Tây Bắc. Để chính xác thêm nữa, khi đánh giá
hướng (nhà, mồ mả, các công trình xây dựng, kiến trúc) những phong thủy gia còn kể đến 24 phương vị có ý nghĩa mà tổng vĩ độ bằng 360° nữa.

– Về mặt tướng lý, các học giả chỉ liên hệ với âm dương ngũ hành và địa lý phong thủy mà quy nạp thành ngũ nhạc (năm gò) chính.
Nó phù hợp với 4 phương về mặt địa lý phong thuỷ và khu trung ương (trung nhạc – gò giữa) để phù hợp với Ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ, đủ để diễn đạt hình tướng và tại sao Nam Nhạc (gò Nam) lại ở vị trí trên trán. Nhẽ ra ở đó phải là Bắc gò. về khía cạnh này nó liên quan tới thuật phong thủy. Kim La bàn chỉ Nam được chỉ vào nơi gọi là “Ao Trời” (Thiên cấn) mà Ao Trời nằm ở phương Bắc gần sao Bắc Cực.

Như vậy trong thực tế nó vẫn là Bắc phương, ở Tướng Lý là phía trên – đầu (thiên). Cực Bắc rồi và Nam nhạc ở trán, gần Bắc cực – đầu – Thiên là hợp lý. Nam Nhạc (gò Nam) ở chính “Ao Trời”, nơi chứa đựng trí tuệ, ngôn ngữ. Nó còn hợp lý về mặt giải phẫu học hiện đại. Thật là trí lý.

Khi chưa có đủ kiến thức để nhận biết thì thấy mọi cái đều mơ hồ, khó hiểu và cho là nhảm nhí. Các học giả xưa nay ngồi nơi kín đáo, tĩnh lặng để suy nghĩa mới có thể cặn kẽ và thấu đáo được như vậy.

– Bốn phương và thiên bàn (khu trung tâm) là sự phân bô” không hề võ đoán. Nó chẳng những phù hợp về mặt hình thể khuôn mặt: Mũi ở giữa khuôn mặt và như vậy khu vực mũi và mặt là Trung Nhạc (gò giữa) mà gò giữa còn tương hợp với địa bàn trong khoa thuật sô” Tử Vi.

Theo ngũ hành là hành Thổ. Còn lại bôn hành: thì Tây nhạc (gò Tây) thuộc Kim. Đông nhạc thuộc Mộc. Nam nhạc (gò Nam) thuộc Hỏa và Bắc Nhạc (gò Bắc) thuộc thủy. Tính thống nhất trong các khoa thuật số, địa lý phong thủy, dịch, lý, bát quái và tướng thuật là mật thiết. Đó là từ lý thuyết rất cơ bản Âm dương, Ngũ hành là nền tảng suy luận và biện giải cho những khoa thuật huyền học trên.
Cũng dựa vào bản chất của Ngũ hành, các tướng thuật gia dự báo bản lĩnh của các tướng mạo từng Nhạc (gò).

5. Vị trí các Nhạc (gò) và thông tin dự báo: Tại sao nói thông tin dự báo là từ những dữ kiện, ta có và thuyết lý đã thông, ta sẽ đưa ra những nhận xét hợp tình, hợp lý. Như khoa khí tượng dựa vào những chuyển động của các luồng khí, mà “tượng” của “khí” là “mây” để dự báo thời tiết vậy.