Tết Trung nguyên được hiểu là gì?

Chia sẻ ngay

Tết Trung nguyên (Rằm tháng bảy, Vu Lan báo hiếu, ngày xá tội vong nhân) 15/7 âm lịch

Tháng 7 âm lịch, người Việt có một ngày lễ mà giối tăng ni Phật tử thường gọi là ngày lễ Vu Lan. Đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất – một tập tục đáng quý, đáng trọng của người Việt, thể hiện đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Rằm tháng 7 Âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh.

Xuất xứ lễ Vu Lan

Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp quỷ đói (Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung) với quan niệm báo hiếu cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tương nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thê nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm.

Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải làm quỷ đói, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Liên quay về tìm Phật đê hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày dớ”.

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muôn báo hiếu ” cho cha mẹ cũng theo cách này. Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Sự tích ngày xá tội vong nhăn

Theo Phật thuyết “Cứu bạt diêm khẩu ngạ quỷ đà la ni” kinh thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan đà, (thường gọi tắt là A Nan),với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diêm nhiên). Có một buổi tôi, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con quỷ đói thân thê hơi gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi quỷ đói miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khố đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn quỷ đói chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng lương Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sinh về cõi trên”.

A Nan đem chuyện thưa với Đức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi là “Cứu bạt diêm khẩu ngạ quỷ đà La ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diêm khẩu, lức là cúng để bô” thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra coi đây là ngày cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vủt vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn lừ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói rúng cô hồn là Phóng diêm khẩu, (có khi còn nói tắt (hành Diệm khẩu nữa). Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là quỷ miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Phóng diện khẩu là “thả quỷ miệng lửa”, lại hiểu rộng ra là “tha tội cho tất cả những người đã chết, thê nên có câu “tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.

Còn theo tín ngưỡng dân gian thì ngày rằm tháng 7 là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội. Mọi 1 người Việt tin rằng lễ này bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hàng năm cứ đến tháng 6/7 (âm lịch) là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được thuận lợi người dân thường cầu xin thần thánh, thổ địa bắt giam nhũng yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu. Đến đúng 15/7 mọi việc đã hoàn tất nên “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Mâm cúng cô hồn thường có: ” quần áo chúng sinh gỡ ra từng món, trải xuống mâm một ít tiền vàng, vài chén cháo loãng, 1 đĩa muối,1 đĩa gạo, 1 ít bỏng gạo và kẹo bánh các loại… Người ta còn đổ cháo lá đa gài vào cái que cắm ở các bụi cây, góc vườn ” cho các vong hồn già yếu không tranh cướp được.

Nhưng lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng ngày Rằm tháng bảy. Một đằng 1 đế cầu siêu cho cha mẹ nhiêu đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa không người cúng viếng.

Ý nghĩa tết trung nguyên

Tết rằm tháng bảy thể hiện tính cộng đồng sâu sắc ” là cái tết hướng về đa nguyên hóa và nhân văn hóa,Đặc biệt là luôn tôn trọng sinh mệnh và phát triển phương hướng phát huy giá trị sinh mệnh làm cho ngày Tểt trung nguyên này có ý nghĩa và nội hàm giáo dục sinh mệnh phong phú nhất. Đối mặt vối tháng ma quỷ này, con người đã vứt bỏ đi những cái cấm kỵ sợ hãi không thích hợp, dùng tư duy mới xem xét mối quan hệ giữa người và quỷ gạt bỏ những sợ hãi và hoang mang của tử vong từ đó xây dựng nên đạo lý thích hợp với trí tuệ và rành nhìn đúng đắn về tử vong, phát huy ý nghĩa giá giá trị của sinh mệnh mở ra cuộc đời hiểu biết trọn vẹn. Rằm tháng bảy là dịp đế người sống tri ân cùng người đá khuất thể hiện một tấm lòng nhân đạo sâu sắc và thấm thía.