Tìm hiểu về phong thủy Bát trạch và phong thủy Huyền không

Chia sẻ ngay

Khi chúng ta có ý định xây nhà, ngoài việc chúng ta cần xem tuổi, năm và giờ đẹp để làm. Chúng ta còn phải xem xét đến các yếu tố phong thủy Bát trạch và Huyền không để xây nhà. Vậy phong thủy Bát trạch là gì? Phong thủy Huyền không là gì? Có thể kết hợp 2 yếu tố này với nhau để luận phong thủy ngôi nhà không? Sau đây mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ.

Định nghĩa của Bát trạch và Huyền không

Bát trạch

Bát trạch theo sự luận đoán của phong thủy cổ xưa dựa theo 8 quẻ của Bát quái Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.

  • Càn được hiểu là tượng trưng cho Cha.
  • Khôn đại diện cho người Mẹ trong gia đình.
  • Chấn nghĩa biểu tượng cho con trai cả trong gia đình.
  • Tốn là đại diện cho con gái trưởng trong nhà.
  • Khảm đại diện cho con trai thứ trong nhà.
  • Ly nghĩa đại diện cho người con gái giữa trong gia đình.
  • Cấn là đại diện cho người con trai út ở trong gia đình.
  • Ðoài đại diện cho người con gái út trong gia đình.

Huyền không

Huyền không học theo Phong thủy, sẽ dựa vào 9 con số di chuyển theo quỹ đạo của đạo của vòng Lượng thiên Xích trên đồ hình Bát quái. Nhằm để đoán định sự cát, hung, mất, được của từng căn nhà (dương trạch) hay phần mộ (âm trạch).

Phong thủy Bát trạch và Huyền không có kết hợp để luận phong thủy cho ngôi nhà không?

Phái Phong thủy Bát trạch

Phong Thuỷ Bát Trạch sẽ dùng phép biến quẻ và Chu dịch để cùng kết hợp Với Nạp giáp Nguyệt thể. Mục đích là dùng để phân chia 8 cung làm Đông Tây nhị trạch so với Lý Hậu thiên cách xa nhau lắm.

Phong Thuỷ Bát Trạch sẽ dùng phép biến quẻ và Chu dịch để cùng kết hợp Với Nạp giáp Nguyệt thể. Mục đích là dùng để phân chia 8 cung làm Đông Tây nhị trạch so với Lý Hậu thiên cách xa nhau lắm (ảnh minh họa)
Phong Thuỷ Bát Trạch sẽ dùng phép biến quẻ và Chu dịch để cùng kết hợp Với Nạp giáp Nguyệt thể. Mục đích là dùng để phân chia 8 cung làm Đông Tây nhị trạch so với Lý Hậu thiên cách xa nhau lắm (ảnh minh họa)

Thời điểm Xuân phân mà phân chia Bắc Nam nhưng lại không hiểu được đó là vòng tuần hoàn Thái Dương. Lấy thời điểm của cung Hoàng đạo, Thái Dương là chủ tể của vạn vật cùng với đêm khởi ở Dậu ngày khởi ở Mão. Để Xuân phân Thái dương tại Tuất cung là sai lầm bởi vì đây là thời điểm mà mọi vật và con người theo đó mà hô hấp để duy trì sự sống và quang hợp. Đây cũng chính là nguyên tắc sinh tồn của muôn loại vậy nên Bát trạch khởi tại Xuân phân là không hợp lí.

Theo các nhà phong thủy sư, khi họ quan sát nhà ở trong nhân gian họ sẽ phân nhà ở theo tám phương. Cụ thể đó chính là Phục vị – Diên niên – Thiên y – Sinh khí – Lục sát – hại họa – Ngũ quỷ, Tuyệt mệnh.

  • Ngôi Càn: Bao gồm Lục – Thiên – Ngũ – Họa – Tuyệt – Diên – Sinh
  • Ngôi Khôn: Bao gồm Thiên – Diên – Tuyệt – Sinh – Họa – Ngũ – Lục
  • Ngôi Chấn: Bao gồm Diên – Sinh – Họa – Tuyệt – Ngũ – Thiên – Lục
  • Ngôi Tốn: Bao gồm Thiên – Ngũ – Lục – Họa – Sinh – Tuyệt – Diên
  • Ngôi Khảm: Bao gồm Ngũ – Thiên – Sinh – Diên – Tuyệt – Họa – Lục
  • Ngôi Ly: Bao gồm Lục – Ngũ – Tuyệt – Diên – Họa – Sinh – Thiên
  • Ngôi Cấn: Bao gồm Lục – Tuyệt – Họa – sinh – Diên – Thiên – Ngũ.
  • Ngôi Đoài: Bao gồm Sinh – Họa – Diên – Tuyệt – Lục – Ngũ – Thiên

Từ đây sẽ sinh ra hai hậu quả:

– Lấy ngôi Chấn để dẫn chứng Phục vị Chấn:

  • Diên niên ở Tốn do quẻ Chấn biến cả ba hào 
  • Sinh khí ở Ly do chấn biến hào trên
  • Họa hại ở Khôn do Chấn biến hào dưới
  • Tuyệt mệnh ở Đoài do Chấn biến hào giữa
  • Ngũ quỷ ở Càn do Chấn biến hai hào trên
  • Thiên Y ở Khảm do Chấn biến hai hào dưới
  • Lục sát ở Cấn do Chấn biến biễn hào trên và hào dưới.

– Cũng giống như khi người ta lấy phương vị địa bàn để ghép với cung mệnh của một người thì cũng sẽ có kết quả tương tự. Vì thế đây giống như chúng ta đang chơi chữ mà thôi.

Họ sẽ không dựa vào thất tinh bắc đẩu phát khí gây ra vòng tròn bát khí đối với quả đất. Họ chỉ dựa vào sự chuyển biến của 8 quẻ dịch, đồng thời họ cũng không nói đến nguyên nhân tác động trực tiếp đến sự biến đổi của khí trường. Đó chính là sự hoạt động của toàn bộ vũ trụ, sự vận hành của mặt trăng, mặt trời cùng với trái đất.

Khi họ cho rằng thất tinh bắc đẩu tạo thành khí bát của ngôi nhà thì vẫn chưa đủ. Trạch vị được sắp xếp và tiến hành theo các ngôi của que tiên thiên theo thứ tự. Tiếp đó mới sắp xếp theo phương vị của hậu thiên sau khi sau khi đã biến các hào. Vì tiên thiên bát quái có ngôi que và thứ tự quẻ mà không có phương vị. Vậy nên, đây cũng được xem là quá trình chuyển đổi thành phương vị hậu thiên từ ngôi của tiên thiên sang và chỉ có hậu thiên bát quái mới có phương vị.

Tóm lại, cần nhìn nhận ra vấn đề đó chính là tư cách của mỗi phù hiệu sẽ mang dấu ấn của một hệ quy nạp. Chính vì thế sẽ không tương đồng nếu không cùng hệ quy chiếu.

Phong thủy Huyền không

Phong Thuỷ Huyền không là phong thủy có rất nhiều trường phái. Mỗi trường phái lại có một đặc trưng riêng và lí luận riêng. Có người vội vàng chuyển sang Lục pháp hay Đại quái, sau khi chỉ nghiên cứu Huyền không phi tinh mới mấy năm. Đã chủ quan đem ra kết luận rằng Huyền không phi tinh sai lầm khi chỉ lấy Hậu Thiên phương vị để luận.

Họ đâu hiểu rằng, nguồn gốc xuất phát của Huyền không Phi tinh là ở Liên sơn dịch quái gồm Quy Tàng, Chu dịch và Liên sơn. Đồng thời hiện nay, mọi người sử dụng Quy tàng lấy quẻ Khôn để khởi đầu, Chu dịch lấy que Càn để khởi đầu và Liên sơn lấy que Cấn khởi đầu.

Huyền không phi tinh lấy 9 tinh bố 9 cung để mà luận và hòa quyện Tiên Hậu thiên quái lý vào làm một (ảnh minh họa)
Huyền không phi tinh lấy 9 tinh bố 9 cung để mà luận và hòa quyện Tiên Hậu thiên quái lý vào làm một (ảnh minh họa)

Huyền không phi tinh lấy 9 tinh bố 9 cung để mà luận và hòa quyện Tiên Hậu thiên quái lý vào làm một.

Khi xưa còn mu muội chưa hiểu rõ nên cho rằng Cấn là bao bọc, nên chỉ cần thoát ra được, họ dùng sức lao động để có thể lo cho mình phần nào cuộc sống. Họ nghĩ rằng mặt đất nuôi dưỡng mình nên đặt Khôn làm đầu. Tuy nhiên, khi họ nhận ra rằng thái dương trong hệ vũ trụ kia mới chính là sự phát triển tồn vong của họ. Vì thế Càn mới chính là chúa tể, cái thời điểm mà họ nhận biết am hiểu về địa lý ấy thì cũng chính là thời điểm tạo ra ranh giới Hậu Thiên và Tiên thiên. Nghĩa là hai quỹ tích này điều hào âm dương thuận ngược.

Như thế là chúng ta hiểu Huyền Không và bát trạch không thể kết hợp với nhau vì không có nguồn gốc giống nhau.

Yếu tố quyết định vượng khí cho ngôi nhà

Đắc thời và đắc thế cùng với một số yếu tố nhỏ khác quyết định đến vượng khí của ngôi nhà. Mà phong thủy Huyền không có 2 yếu tố Đắc thời và Đắc đế. Chính vì thế Phong thủy Huyền không là yếu tố quyết định đến vượng khí của ngôi nhà bạn.

  • Đắc thời là: Nghĩa là nó được sao đương vận đống ở sơn của sơn và hướng của hướng, tùy vào hướng cụ thể và thời vận của ngôi nhà.
  • Đắc thế nghĩa là theo hướng và thời vận lập trạch tương ứng với các sao ở bát phương hộ. Nó tự thân vận động, cùng với sự kết hợp của môi trường xung quanh. Có đáp ứng đầy đủ với yêu cầu mà các sao đòi hỏi bao gồm sát thần và cát thẩn.

Khi xây dựng nhà cửa, người ta nên dựa vào địa hình của mảnh đất để có thể xác định hướng tọa của ngôi nhà. Đồng thời một ngôi nhà được coi là suy khí khi các điều trên kia đáp ứng được và ngược lại. Tiếp đó người ta sẽ dùng tinh bàn để đối chiếu xem môi trường có phù hợp với nhau không. Chính từ đây mới có thể đem ra các biện pháp.

Mục đích của việc sửa sang lại ngôi nhà chính là để thay đổi khí vận cho ngôi nhà. Nếu người ta xét thấy việc thời vận và độ hướng của môi trường. Người ta sẽ sử dụng các biện pháp ứng dụng cho phong thủy của ngôi nhà. Nhằm biết rõ được cụ thể tình hình mà thay đổi vận khí cho ngôi nhà của mình. Nếu như ngôi nhà phúc trạch kém thì sẽ không tốt cho gia đình.

Cách sắp xếp sao của Phong Thuỷ Huyền Không

Theo phong thủy thì người ta sẽ quan tâm đến phía sau và phía trước của ngôi nhà. Và người ta thường gọi hướng nhà là phía trước và sau nhà gọi là tọa.

Người ta thường gọi bốn phương tám hướng, tuy nhiên trong phong thủy người ta chỉ quan tâm đến tới 24 phần cho một vòng tròn. Tức là từ tám hướng kia người ta chia mỗi hướng làm ba phần nữa cộng lại là 24. Nghĩa là sẽ có 24 hướng và 24 tọa và người xưa sắp xếp và thực hiện như sau.

  • Phương Đông gồm: Giáp mão Ất và Phương Đông nam gồm: Thìn Tốn Tỵ
  • Phương Nam gồm: Bính Ngọ Đinh  và Phương Tây nam gồm: Mùi Khôn Thân
  • Phương Tây gồm Canh Dậu Tân và Phương Tây bắc gồm: Tuất Càn Hợi
  • Phương Bắc gồm: Nhâm Tý Quý và Phương Đông bắc gồm: Sửu Cấn Dần

Nó bao gồm từ việc đem 12 địa chi, 10 thiên can và 4 chiều:

  • 12 địa chi là bao gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
  • 10 thiên can gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý, và Mậu Kỷ ở giữa
  • 04 chiều là Càn, Tốn, Cấn và Khôn

24 sơn hướng còn thể hiện Ngũ hành, Can chi hợp hội hình xung, lý quẻ ngoài biểu thị phương vị.

Biểu thị ngũ hành

  • Phương đông thuộc mộc của giáp mão ất.
  • Phương đông nam thìn tốn tỵ thuộc mộc.
  • Phương nam bính ngọ đinh thuộc hỏa.
  • Phương Tây nam Mùi khôn thân thuộc thổ.
  • Phương tây canh dậu tân thuộc kim.
  • Phương tây bắc tuất tuất càn hợi thuộc kim
  • Phương bắc nhâm tý quý thuộc thủy.
  • Phương đông bắc sửu cấn dần thuộc thổ

Biểu thị các tháng và mùa

  • Dần tháng giêng có tiết khí: Lập xuân và Vũ thủy
  • Mão tháng hai có tiết khí: Kinh trập và Xuân phân
  • Thìn tháng ba có tiết khí: Thanh minh và Cốc vũ
  • Tỵ tháng tư có tiết khí: Lập hạ và Tiểu mãn
  • Ngọ tháng năm có tiết khí: Hạ chí và Mang chủng
  • Mùi tháng sáu có tiết khí: Tiểu thử và Đại thử
  • Thân tháng bảy có tiết khí: Lập thu và Xử thử
  • Dậu tháng tám có tiết khí: Bạch lộ và Thu phân
  • Tuất tháng chín có tiết khí: Hàn lộ và Sương giáng
  • Hợi tháng mười có tiết khí: Lập đông và Tiểu tuyết
  • Tháng mười một có tiết khí: Đại tuyết và Đông chí
  • Sửu tháng 12 có tiết khí: Tiểu hàn và Đại hàn.

Biểu thị cầm tinh và sự xung khắc

Tý chuột, Sửu trâu, Dần hổ, Mão mèo, Thìn rồng, Tỵ rắn, Ngọ ngựa, Mùi dê, Thân khỉ, Dậu gà, Tuất chó, Hợi lợn
Dần Thân, Tý Ngọ, Mão Dậu, Tuất Hợi vừa khắc vừa xung nhau. Thìn Tuất – Sửu Mùi không khắc mà chỉ xung nhau.

Biểu thị âm dương của thiên can và xung khắc

– Âm Dương:

  • Giáp dương mộc, Ất âm mộc.
  • Bính dương hỏa, đinh âm hỏa
  • Mậu dương thổ, kỷ âm thổ.
  • Canh dương kim, Tân âm kim.
  • Nhâm dương thủy, Quý âm thủy.

– Xung khắc:

  • Giáp Canh tương khắc là quan hệ Mộc Kim cùng dương
  • Bính Nhâm tương khắc là quan hệ Hỏa thủy cùng dương
  • Ất Tân tương khắc là quan hệ Mộc Kim cùng âm
  • Đinh Quý tương khắc là quan hệ Hỏa Thủy cùng âm.

Biểu thị tám quẻ

Bốn quẻ chính bao gồm đó là Khảm Ly Chấn Đoài
Quẻ bốn chiều là Càn Tốn Cấn Khôn.

Biểu thị âm dương của sơn hướng

Người ta quy định số chẵn là âm và số lẻ là dương Can địa âm thiên. Trong 24 sơn hướng, thiên can thiếu Mậu Kỷ – Bát quái thiếu Khảm Ly Chấn Đoài. Mậu Kỷ của thiên can ở trung tâm vòng tròn là ngũ hoàng của Hậu thiên bát quái, là thổ. Bởi do thiên can, địa chi vào 24 vị trí khi sắp xếp Bát quái, trừ Mậu Kỷ ở trung tâm còn 4 chiều có 4 ô nằm trên. Vì thế người ta không thể sắp xếp nốt 4 quái vào sơn và hướng trừ Càn Tốn Cấn. Được hiểu ký thác vào Tý Ngọ Mão Dậu.

Một số ứng dụng của Phong thủy Huyền không và Bát trạch

Ứng dụng của phong thủy Huyền không phi tinh

Bài trí vật phẩm phù hợp ở mỗi phương vị cửu tinh:

  • Nhất Bạch tinh: Đây là chủ về nhân duyên hay hôn nhân xét theo ngũ hành thuộc hành thủy.
  • Nhị Hắc tinh: Chủ về đau ốm bênh tật thuộc hành Thổ nên tránh dùng vật phẩm bằng đồng để tránh tai họa.
  • Tam Bính tinh: Chủ về tranh chấp và thị phi vì đây là phương vị thuộc hành Mộc, nên dùng bếp gá để giảm bớt đi điều không may mắn.
  • Tứ Lục tinh: Chủ về con đường học hành là văn xương tinh, ngũ hành thuộc Mộc nên dùng cây xanh để gặp may mắn.
  • Ngũ Hoàng tinh: đây là sao nói về sức khỏe gặp điều không hay như tai nạn nên phải trấn an phương vị này bằng 6 đồng tiền để tai qua nạn khỏi.
  • Lục Bạch tinh: Chủ về tài lộc và con đường sự nghiệp thăng tiến bởi đây là sao thuộc hành Kim tốt. Ở phương vị này nên treo đồng hồ hình vuông để thêm may mắn.
  • Thất Xích tinh: đây là sao xấu thuộc hành Kim là phá quân tinh, chủ về sự giảm sút về tài lộc.
  • Bát Bạch tinh: hủ về công danh nên ở phương vị này nên treo đồng hồ hình tam giác để tốt về tài lộc.
  • Cửu tinh: là sao tốt về đường tình duyên nên đặt cây cảnh có mù đỏ để tăng thêm khí vượng tốt.

Ứng dụng của phong thủy Bát trạch

Ngoài để áp dụng xem nhà thì phong thủy Bát trạch còn được sử dụng rộng rãi nhiều trong đời sống. Như để xem tuổi hợp, xem tuổi vợ chồng, xem phong thủy màu sắc hợp mệnh khi mua xe…
Nếu các bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì hãy truy cập vào trang Tử Vi Khoa Học của chúng tôi để được biết rõ hơn.

Trên đây là bài viết chúng tôi làm rõ phong thủy Bát trạch và phong thủy Huyền không, gửi đến các bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã ít nhiều hiểu thêm về Bát trạch và Huyền không trong phong thủy.