Dùng tâm từ bi để giải độc tố tự thân

Chia sẻ ngay

Từ bi là gì? ý nghĩa của từ bi?

Nhắc đến đạo Phật người ta thường sẽ nghĩ ngay đến đức tính từ bi. Đạo Phật và 2 chữ từ bi như hình với bóng, trở thành sự mặc định vốn có trong tư tưởng của mỗi chúng ta. Từ bi là một cách sống đẹp, cao thượng và luôn được tôn kính. Vậy 2 chữ Từ Bi trong đạo Phật có ý nghĩa tuyệt vời như thế nào?

Từ Bi nằm trong Tứ Vô Lượng Tâm, đó là: Từ vô lượng tâm, bi vô lượng tâm, hỷ vô lượng tâm, xả vô lượng tâm. Đó là đức hạnh của những bậc Thánh nhân mà chúng ta phải noi theo.

Hãy học cách dùng tâm từ bi để tự giải độc tố bản thân, mang lại niềm vui may mắn trong cuộc sống.
Hãy học cách dùng tâm từ bi để tự giải độc tố bản thân, mang lại niềm vui may mắn trong cuộc sống.

Từ là gì?

Từ là mang lại niềm vui, sự an lạc. Nếu chúng ta sống mà không mang lại sự an lạc cho người xung quanh thì chúng ta chưa đạt được tâm từ. Tâm từ không dừng lại ở đó mà còn trải rộng theo tinh thần “vô duyên đại từ”, nghĩa là chúng ta mang đến niềm vui không chỉ cho những người yêu thương ta, những người thuận duyên mà phải đem niềm vui cho những kẻ ghét ta, nghịch duyên với ta.

Từ Bi trong đạo Phật có ý nghĩa tuyệt vời như thế nào 1
Từ Bi trong đạo Phật có ý nghĩa tuyệt vời như thế nào
Hơn nữa, tâm đại từ là không có giới hạn nhất định, không có sự phân biệt đẳng cấp và chủng loại. Chúng ta phải mang niềm vui đó cho người, cho vật và mọi thứ xung quanh mà không mong cầu. Đó chính là từ vô lượng tâm theo tinh thần của đạo Phật.
Bi là gì?

Bi là diệt trừ khổ não. Nghĩa là có thể giúp mọi người thoát khỏi sự phiền não trong cuộc sống. Sâu hơn nữa đó là “ đồng thể đại bi ”, nghĩa là xem nỗi khổ của chúng sanh như nỗi khổ của mình. Lòng đại bi tựa như câu tục ngữ Việt Nam “ Thương người như thể thương thân”, “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Cũng như đại từ, chúng ta phải mở rộng lòng đại bi đến cho mọi người và mọi loài, bất kể đó là loại hữu duyên hay vô duyên. Đó mới đúng theo tinh thần của Phật giáo.

Ý nghĩa tuyệt vời của 2 chữ Từ Bi trong đạo Phật.

Như vậy, từ bi có theo đạo Phật là luôn ban vui cứu khổ cho mọi người xuất phát sự bao dung, rộng lượng, không toan tính và không phân biệt.

Phật dạy từ bi bao dung chính là con người đang tự hoàn thiện bản thân tốt hơn
Phật dạy từ bi bao dung chính là con người đang tự hoàn thiện bản thân tốt hơn

Hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm là biểu tượng cho lòng đại từ đại bi với 12 lời thệ nguyện: Ở đâu có chúng sanh kêu khổ, Ngài sẽ hóa thân đến giúp. Quán Thế Âm còn được gọi là vị Vô Úy Thí nghĩa là giúp cho người ta qua khỏi sự sợ hãi mà Đức Phật đã tán thán trong kinh Pháp Hoa. Ngoài ra, còn có Ngài Địa Tạng Bồ Tát với lời phát nguyện sâu “ Địa ngục vị không thệ bất thành Phật”. Nghĩa là Ngài Địa Tạng sẽ không thành Phật nếu không giúp chúng sanh ra khỏi cõi địa ngục.
Từ Bi trong đạo Phật có ý nghĩa tuyệt vời như thế nào 2
Từ Bi trong đạo Phật có ý nghĩa tuyệt vời như thế nào
Từ Bi không chỉ là hạnh của Bồ Tát, chư Phật mà còn là nhân của sự giải thoát, giác ngộ. Từ Bi chính là yếu chỉ của đạo Phật, là sứ mạng của đạo Phật để ban vui cứu khổ cho chúng sanh còn chìm đắm trong sự u mê. Tâm Từ Bi sẽ hóa giải được tất cả, cảm hóa được muôn loài và mang đến sự bình an nơi tâm hồn. Một người có tâm từ bi luôn sống và hành động theo chánh đạo, không mang đến những phiền não cho người khác. Sự có mặt của họ luôn mang đến sự bình yên, đó là hào quang được lan tỏa làm cho mọi người và mọi vật cảm thấy vui tươi, hạnh phúc.

Từ bi là trí tuệ

Từ bi là mảnh đất màu mỡ để trí tuệ được nảy sinh. Bởi lẽ từ bi là tâm địa không toan tính, tĩnh lặng mà hành đạo. Vì tâm không bị động loạn, ở trạng thái tĩnh lặng nên trí tuệ từ đó phát khởi. Trí tuệ trong đạo Phật không phải là sự hiểu biết đỉnh cao, thông minh, nhạy bén các pháp ở thế gian, mà trí tuệ này có thể thấy được vạn vật xuyên qua không gian, thời gian và không bao giờ mất đi.

Từ bi là sự bao dung, tha thứ

Đức Phật dạy “Lấy oán báo oán oán chất chồng. Lấy ân báo oán oán tiêu tan”. Đó xuất phát từ lòng từ bi vô lượng của Đức Phật.
Với tâm từ bi, chúng ta sẽ không còn thấy sự oán thù, ganh ghét mà biết cảm thông, hóa chuyển chúng để tự nó tiêu tan. Là một người Phật tử, chúng ta biết về luật nhân quả, biết về nguồn gốc của sự hận thù do nợ vay từ nhiều kiếp. Do đó, cách tốt nhất là dùng tâm từ bi, nhẫn nhục để hóa giải.

Chuyện kể về thời Đức Phật còn tại thế, Đề Bà Đạt Đa đã 3 lần hãm hại và nói xấu phật. nhưng vì tâm từ bi vô lượng, hiểu được do Đề Bà Đạt đa bị vô mình che lấp nên Đức Phật không những không thù hận mà còn thương xót ông. Cuối đời Đức Phật còn gọi đề tử truyền giảng một bài Pháp để Đề Bà Đạt Đa ra đi thanh thản.

Từ bi là hòa bình

Từ Bi trong đạo Phật có ý nghĩa tuyệt vời như thế nào 3
Từ Bi trong đạo Phật có ý nghĩa tuyệt vời như thế nào
Chiến tranh xuất phát từ 3 độc tham, sân, si. Từ bi là tình thương đến muôn người. Do đó từ bi là cách hóa giải của chiến tranh. Không ai có lòng từ bi mà lại muốn gây chiến để mang đau khổ cho nhân loại. Từ bi cũng không có sự sân hận và đố kỵ trong cuộc sống để dẫn đến những mâu thuẫn, bạo lực

Từ bi là sự cảm phục tâm ác

Lòng từ bi là lòng nhân hòa, hiền dịu, luôn hướng thiện và không toan tính, mang đến niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Chính vì thế mà những người ác tâm luôn bị chinh phục bởi tâm thiện lành vì họ tìm được sự bình yên nơi đây. Những loài thú dữ không phải sợ hãi, đề phòng mà tấn công chúng ta. Như một con voi say rượu của Đề Bà Đạt Đa đã lao tới rất nhanh vào Đức Phật nhưng đã ngã quỵ dưới chân Người vì lòng từ bi đã an tỏa và cảm hóa được sự si mê đang tồn tại trong con vật đó.

Lúc xưa có vị Phật Sống của chùa Kim Sơn vì có định lực nên chẳng sợ bất cứ loại độc hại nào. Bởi Ngài dùng lòng đại bi cảm hóa tất cả những loài động vật có độc, cho nên chúng trở thành bạn thân và tuyệt đối không phá hại Ngài.

Từ bi là sự hoàn thiện bản thân và cải thiện xã hội

Trong lòng mỗi chúng ta đều chứa những hạt giống thiện lành. Tùy theo cách chọn lựa và biết vun trồng thì hạt giống tương ứng ấy sẽ lớn lên. Cũng vậy, nếu chúng ta biết tu tập theo hạnh từ bi thì tất nhiên những hạt giống xấu sẽ không có vị trí để tồn tại. Tâm từ bi sẽ giúp chúng ta có lòng yêu thương, sự cảm thông, lòng vị tha, bao dung và nhận lại là sự tôn trọng, yêu mến cũng như là sự bình yên trong cuộc sống và tâm hồn.

Dùng tâm từ bi để giải độc tố tự thân – Hòa Thượng Tịnh Không

Ngày nay, hoàn cảnh sống ở thế gian này rất không tốt, rất không bình thường. Từ trước, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam trong lúc giảng Kinh thường hay cảm khái mà nói, người hiện tại làm gì trải qua ngày tháng, ba bữa đều ăn đắng uống độc. Bạn xem, ở trong thịt có rất nhiều độc tố.

Tình hình ở các nơi khác tôi không được rõ ràng lắm, nhưng ở Đài Loan, tôi nghe người nói, heo ở Đài Loan nuôi chỉ sáu tháng là giết thịt, dùng một số hóa chất để nuôi. Sau khi heo ăn loại thức ăn này, thời gian rất ngắn thì lớn được rất béo, rất mập, trong loại thịt đó đều có độc tố, cho nên người ăn loại thịt này, bất cứ bệnh lạ nào cũng đều sanh ra. Gà nuôi chỉ mới sáu tuần thì lớn thiệt to, không phải tự nhiên mà trưởng thành, do con người làm ra, dùng những loại thuốc hóa học để thúc nó lớn, cho nên trong thịt hàm chứa độc tố quá nhiều, vì vậy có rất nhiều loại bệnh lạ ở thế gian này. Nửa thế kỷ trước không hề nghe nói có nhiều bệnh lạ đến như vậy.

Bệnh từ đâu mà ra vậy? Bệnh từ miệng mà vào. Trong thức ăn chay cũng không bình thường, rau cải dùng thuốc trừ sâu, nghe nói trong gạo còn để thuốc làm bóng hạt, hạt gạo đó vừa đẹp lại lớn, nhưng ăn không bổ dưỡng. Cho nên lão sư Lý nói, Kinh Phật nói không hề sai, mỗi ngày chúng ta ăn đắng uống độc, ba bữa không phải ăn cơm, mà là phục độc, con người có thể khỏe mạnh sao?

Độc nhiều quá thì phải làm sao? Dùng tâm từ bi có thể giải độc, không cần tìm thuốc giải độc, vì trong thuốc giải cũng có độc. Tâm chân thành thanh tịnh sẽ không bị ô nhiễm, TÂM TỪ BI CÓ THỂ GIẢI ĐỘC, cho nên dùng nội công của chính chúng ta, không nên cầu bên ngoài. TÂM CHÂN, TÂM THANH TỊNH, TÂM BÌNH ĐẲNG, TÂM TỪ BI thì thân thể của bạn có lý nào mà không khỏe mạnh chứ? Nhất định sẽ khỏe mạnh!

Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời làm cho chúng ta xem. Ngài không chỉ nói qua, mà Ngài làm cho chúng ta xem. Tổ sư Đại đức nhiều đời cũng làm cho chúng ta xem. Ở đạo tràng nhỏ này của chúng ta, cư sĩ Lý Mộc Nguyên cùng tôi, hai người cũng đang làm. Chúng ta sâu sắc tin tưởng, nỗ lực thể nghiệm đến được “cảnh tùy tâm chuyển”.

Thân thể là thuộc về cảnh giới, thân thể là tùy tâm chuyển. Không nên bị cảnh giới bên ngoài chuyển, không nên bị mấy câu nói của người khác thì chuyển đổi, vậy thì thiệt thòi của bạn thật lớn.

Hòa Thượng Tịnh Không
(Trích từ PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH – giảng lần thứ 10, tập 135)