Bài văn khấn đi lễ Phủ Tây Hồ

Chia sẻ ngay

Phủ Tây Hồ chính là một trong nơi linh thiêng của hệ thống chùa đền Hà Nội. Vì thế mọi người thường kéo nhau về Phủ để cầu bình an may mắn. Chắc chắn khi dâng lễ sẽ không thể thiếu bài văn khấn Phủ Tây Hồ. Bởi vậy nội dung dưới đây của chúng tôi, sẽ cung cấp cho bạn văn khấn chuẩn nhất.

Tìm hiểu về Phủ Tây Hồ Hà Nội

Ở Hà Nội cũng có mấy nơi thờ. Tuy nhiên đền thờ này được gọi là Phủ Tây Hồ vì tưởng truyền có lẽ là nơi bà đã từng trú ngụ một thời. Trong giai thoại văn học dân gian Việt Nam, cho biết vào thời Lý (1323-1313).  Có danh sĩ là Phùng Khắc Khoan cùng với hai người bạn thơ là ông ông tú tài họ Lý và cử nhân họ Ngô.

Hai người cùng rủ nhau ngắm trăng trên hồ bằng thuyền. Lúc đó cũng có một cô gái đang chèo thuyền đánh cá gần 3 chàng này. Cô gái được các chàng mời vào cuộc thơ vịnh cảnh Tây Hồ dưới trăng. Tuy nhiên do đêm đã về khuya, cô gái bơi thuyền lẫn vào ương mù và biến đi lúc nào không biết. Ba thi sĩ buồn bã rủ nhau lên bờ, bỗng có một cơn gió thoáng qua mặt họ. Đồng thời mang lại mảnh giấy hồng có ghi chép một bài thơ. Ba chàng thi sĩ hiểu rằng, cô gái chèo thuyền bắt cá trong đêm chính là Quỳnh Hoa tiên.

 Bài <a href=
văn khấn mẫu liễu hạnh Phủ Tây Hồ” width=”450″ height=”315″ /> Bài văn khấn mẫu liễu hạnh Phủ Tây Hồ

Di tích lịch sử Phủ Tây Hồ được dựng gần mép nước ở làng Tây Hồ. Làng Tây Hồ còn có xóm Cung, nơi ngày xưa Lê Lợi ra ngồi câu cá và ngắm cảnh hồ. Đồng thời có cả miếu thờ Trâu Vàng cũng được dựng ở đây.

Sắm lễ và bài văn khấn đi lễ Phủ Tây Hồ

Việc sắm lễ và bài văn khấn khi đi lễ Phủ Tây Hồ là điều quan trọng. Nhằm giúp bạn dễ dàng hơn, nội dung sau sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.

Sắm lễ vật khi đi lễ Phủ Tây Hồ

Việc sắm lễ ở Phủ Tây Hồ hay chỗ khác cũng đều không quá phức tạp. Việc này phụ thuộc vào tâm và điều kiện tài chính của mỗi người.  Mặc dù thế, để tránh làm ảnh hưởng tới việc cầu tài lộc, bình an thì bạn nên sắm lễ như dưới đây:

  • Nếu bạn sắp lễ chay sẽ có hoa quả, hương, tiền vàng mã, v.v.
  • Nếu bạn sắp lễ mặn có thịt gà, giò, xôi…  đã nấu chín và đặt ở ban Công Đồng.
  • Nếu bạn sắp lễ sống có muối, gạo, trứng, tiền vàng mã, v.v. Lễ này được dành riêng cho lễ cũng ban Ngũ hổ, Thanh xà Bạch xà. Lễ sẽ được đặt tại hạ của ban Công Đồng Tứ phủ.
  • Nếu bạn sắp cỗ mặn tòa Sơn Trang sẽ có cua ốc, chanh quả, bún ớt, xôi….
  • Nếu bạn sắp lễ cúng ban thờ Cô thờ Cậu. Lễ sẽ gồm hoa quả, gương lược, hương, hia hài, oản, nón áo, v.v. Cùng những đồ vật tượng trưng như đồ chơi của trẻ em như con chim, cái trống, v.v.

* Lưu ý:

  • Vàng mã hay lễ mặn bạn không được dâng lên chỗ thờ Phật
  • Ban thờ Phật, Bồ Tát không để tiền giấy hay hàng mã
  • Cho tiền thật vào hòm công đức, không cho vào hương án của chính điện

Văn khấn mẫu liễu hạnh khi đi lễ tại Phủ Tây Hồ

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Hương tử chúng con kính lạy:

Thánh mẫu Liễu Hạnh, Đại vương “Tối linh chí linh”, Chế thắng Hòa Diệu
Mẫu Đệ nhất thiên tiên !
Mẫu Đệ nhị thượng ngàn !
Mẫu Đệ tam thủy cung !

Hương tử con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày: …
Tại: Phủ Tây Hồ phường Quảng Bá, Quận Tây Hồ.

Thành tâm kính dâng lễ vật: …

Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoang, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh. Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng. Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, v.v.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn tấu!

Trên đây là nội dung bài văn khấn đi lễ Phủ Tây Hồ. Hi vọng qua đó bạn sẽ biết cách sắm lễ đúng với quy định và đọc bài văn khấn chuẩn. Nhằm mang lại bình an, lộc tài cho bản thân và gia đình.