Bàn thờ Ông Địa, Thần Tài

Chia sẻ ngay

Theo như tín ngưỡng và tâm linh của người Việt. Đặc biệt là những người kinh doanh làm ăn thì việc lập bàn thờ Ông Địa, Thần Tài là một việc rất cần thiết. Vì đây là một cặp 2 ông thần luôn phù hộ cho mọi người về tài lộc. Không riêng chỉ ngày tết mà những ngày bình thường quanh năm. Mọi người cũng có thể thắp nhang hàng ngày vào sáng sớm và soạn các lễ để cầu cho kinh doanh được thuận lợi.

Xem ngày tốt để mua bàn thờ ông Địa, Thần tài

Khi muốn lập bàn thờ ông Địa, Thần Tài để cầu tiền tài, cầu lộc. Việc đầu tiên cần xem ngày tốt thích hợp để mua bàn thờ 2 ông. Chọn ngày tốt để mua bàn thờ về nhà với mong muốn sẽ mang lại những điều may mắn cho gia đình. Cầu tiền tài, làm ăn phát đạt được như ý muốn. Tuyệt đối không được sử dụng bàn thờ của nhà khác mang về nhà mình dùng.

Cách thỉnh và trí đặt bàn thờ ông Địa, Thần Tài trong nhà mang lại tài lộc cho gia chủ
Cách thỉnh và vị trí đặt bàn thờ ông Địa, Thần Tài trong nhà mang lại tài lộc cho gia chủ

Các tín chủ có thể chọn các ngày hoàng đạo tốt hợp tuổi để đi mua bàn thờ. Bên cạnh đó khi chọn được ngày tốt cần xem được các khung giờ tốt trong ngày hôm đó. Bởi nếu chọn được ngày và giờ hợp tuổi sẽ giúp cho tín chủ gặp nhiều may mắn và cảm thấy an tâm hơn về mặt tâm linh.

Cách lập bàn thờ ông Địa, Thần tài

Để việc thờ thần tài thế nào cho đúng, cần biết được cách lập bàn thờ và cách bài trí bày bàn thờ Thần Tài, Ông Địa gồm những gì. Nhằm mang lại sự linh thiêng khi cầu khấn giúp chủ nhà được mọi sự bình an, tấn tài tấn lộc. Dưới đây là cách bố trí các lễ và vật dụng trên bàn thờ ông Địa, Thần Tài vừa đẹp vừa hợp lý.

Hướng đặt bàn thờ Thần Tài, ông Địa

Khi đặt bàn thờ thần tài cần chọn vị trí có thể nhìn thấy rõ. Đặt theo hướng hợp với tuổi chủ nhà, nhằm hứng các khí tốt bên ngoài vào nhà mình. Nên đặt bên trái, phía sau lưng bàn thờ cần có điểm tựa vững chắc. Cần đặt ở vị trí có thể quan sát được các khách ra vào cửa hàng.

Bài vị thần tài

Bài vị khi cúng Thần Tài, ông Địa thường được viết bằng chữ. Hoặc có thể phía hai bên của bàn thờ được ghi các câu đối. Mặt trước có các thoi vàng giấy.

Bình đựng hoa và hương

Mỗi bàn thờ đều không thể thiếu bình cắm hoa và hương. Thông thường bình này được làm bằng sứ. Khi thờ nên sử dụng những bông hoa tươi, được cắm ngay ngắn với số lẻ trên bình. Bát đựng hương khi bốc cần để cho cơ thể được sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Không nên dùng khăn ướt để lau chùi, vệ sinh bàn thờ. Khi bốc hương xong nên mang lên chùa để các bậc thạc đức minh sư khai quang. Cách bốc bát hương Thần Tài đúng sẽ mang lại sự linh thiêng cho chủ nhà.

Khi mới bắt đầu lập bàn thờ, trong vòng 100 ngày ta nên thắp hương mỗi sáng. Bóng đèn trên bàn thờ luôn đỏ. Trong thời gian đó chỉ cần thay nước mỗi ngày, giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ, không bừa bộn. Cuối năm vào ngày 23 tháng 12 âm lịch mới rút chân hương ra hóa và vệ sinh. Đặc biệt vào ngày mồng 10 hàng tháng âm lịch là ngày cúng Thần Tài chúng ta cần sắm sửa đủ lễ vật.

Cóc ba chân

Cóc ba chân ngậm tiền buổi sáng khi di làm nên quay mặt cóc ra trước. Tối đến sau khi đi làm về nên quay mặt cóc ra phía sau. Đồng thời nên lấy một bát sứ có độ sâu ngắt những bông hoa và đổ nước đầy, như thế sẽ làm tiền bạc không thất thoát. Các vật dụng khác như đĩa đựng lễ, chén rượu, trà, muối cần được mua mới và rửa sạch.

Lễ vật cúng Thần Tài, ông Địa

Khi cúng 2 vị Thần Tài và Ông Địa, thông thường người ta sẽ cúng các đồ ngọt. Như bánh kẹo, bưởi, chuối, quả phật thủ… Việc cúng tiền nên mua tiền giấy mới chưa qua sử dụng mới được đặt lên cúng. Không nên thờ cúng một lúc nhiều tượng thần và nếu hai thần xung khắc nhau sẽ không tốt.

Trên đây là những thông tin về cách bài trí bàn thờ thần tài hay còn gọi là ông thần tiền và ông Địa. Với hi vọng cầu tài lộc, tiền tài giúp cho chủ nhà làm ăn phát đạt mọi sự được hanh thông.