Các phương pháp xem tướng người

Chia sẻ ngay

Quan sát tướng phải tuân thủ một trình tự, nguyên tắc

1. Không thể tuỳ tiện bạ đâu nói đấy. Tướng pháp học cho rằng quan sát là một khoa học. Vì vậy mà phải có phương pháp mới cho ta thông tin đáng tin cậy; Mới có được những suy luận lô-gíc và sự liên thông quan hệ không mơ hồ chung chung. Tướng pháp liên quan đến chẳng những hình mẫu, cử chỉ, vận động mà còn cả sắc khí, thần thái, ngôn ngữ, hành động.

2. Quan sát tướng mạo không bó hẹp một bộ phận mà phải xem xét tổng quát.

Ví dụ:

– Thần thái tươi nhuận hay bi thảm.
– Tay chân dầy mỏng, sắc khí sáng, hồng.
– Thân dài ngắn.
– Ngũ quan thiếu đủ.
– Ngôn ngữ sang sảng hay yếu ớt.
– Cốt cách sang, hèn.
– Lục phủ đủ đầy hay thiếu lõm.
– Đầu tròn, bằng, nhô.
– Tóc, râu, lông mày thưa rậm hay khô mượt v.v… người ta đưa ra 10 phép để quan sát.

1368063729-catherine-zeta-jones-1

Đó là phải xem xét trước hết đó

1. Đầu trán: Đầu tròn, trán cao, đỉnh đầu cao.
Hay: Đầu thấp, trán lệch; đầu lệch, trán thấp.
2. Ngũ nhạc và tam đình: Cao, đầy, cân đối, sáng sủa. Hay: Nhọn, thô, thiên lệch, mất cân đối.
3. Ngũ quan lục phủ: Đẹp dài, mềm mại, thành quách trắng đen phân minh, sắc khí tươi hồng. Hay: Ngược lại thô kệch không thành quách, tai lật, mũi hin, mắt cụp, mày đoản, thâm sạm, nhọn, lẹm…
4. Chân tay: Đầy đặn, béo mập đường vân rõ, đẹp.
Hay: Khô gầy, xanh sạm, vân lằng nhằng, mờ nhạt. Ngón tay, chân vẹo vọ, khẳng khiu.
5. Hình dạng với ngũ hành: Hình tượng hổ, voi, tê giác. Thổ được Thổ; Kim được Kim; Hỏa được Hỏa.
Hay: Hình ngựa, chó, dê, chuột, màu sắc trái ngược ví như hình Kim phải trắng trẻo mà lại đen thì nghịch v.v…
6. Eo hông: Dày tròn, kết hợp ngực dày, bụng to tròn.
Hay: Eo bé chét, ngực dơ xương, bụng bé xệ.
7. Tình thân: Trong sáng, thân mật, mặt sáng tươi.
Hay: u ám, lờ đờ, hôn ám.
8. Dáng, điệu bộ: Uy nghi cả thần thái lẫn cốt cách, đĩnh đạc, oai vệ.
Hay: Lấm lét, sợ sệt, khúm núm.
9. Cốt cách: Thanh nhã tươi đầy tự nhiên, tròn lẳn hài hòa. Hay: Ô trọc, vụng về, sầu não, béo bệu, gầy nhom, vẹo vọ.
10. Thanh âm: Trong trẻo, vang ấm, ngâm dội.
Hay: Chát chúa, đục, ngắc, Ồm Ồm, thé lạnh.
Tóm lại: Mỗi thứ bộ đều có chính tắc và phá cách. Chính tắc thì quý giầu sang, khang, minh, thọ. Nếu phá cách là xấu không bình thường thì nghèo, hèn, kém cỏi, và yểu vọng.

Xem tướng như xem phong thủy

1. Xem tướng suy diễn như xem phong thủy. Phong thủy tìm long điểm huyệt. Xem tướng ngược lại có điểm rồi tìm phò tá bổ trự cho nó ở đâu. Thầy phong thủy xem sai; chọn thủy; tìm thế rồi mới kiếni huyệt trận long.

Tướng pháp: Có ba đình làm vòng (cuộc) đó là Thượng đình là Thiên (trời). Hạ đình là Địa (đất) và Trung đình là Nhân (người).

2. Giá lấy vòng Thượng đình thì huyệt pháp ở đỉnh đầu (chung chánh) làm long thì hai gò Nhật giác và Nguyệt giác (hai gò nổi chân mày) làm hiệp hộ. Sơn lâm, Trung cơ (vùng chân tóc) làm ngoại vy (hàng rào); Lấy chẩm cốt (xương hậu chẩm) làm hậu lạc (phên dậu phía sau); Lấy Kim và Mộc (hai tai) làm Viễn triền (trạm quan từ xa); Lấy ấn đường làm án (bình phong trước để che chắn mặt tiền). Và lấy Chuẩn đầu (đầu mũi) làm Viễn triền (chầu từ xa) v.v… cứ thế suy ra các bộ vị khác. Nghĩa là có bộ vị chính tốt rồi phải xem các phần phò trợ tả hữu, trước sau, gần xa có được chính tắc không thì mới đạt. Lấy ví dụ có trán đẹp rồi phải xem hai tai (tả phù, hữu bật), có khá không, phò trự tốt không. Và Sơn lâm, Trung cơ, ấn đường là lên dậu trước sau thế nào đã. Rồi hãy nói đến sang giàu và sang đến đâu, giàu đến đâu. Nghèo thế nào; thọ yểu ra sao.

Vì vậy mà tướng của bộ phận nào cũng có tốt, có xấu. Nếu lấy bộ phận chính tốt thì các bộ vị phò tá bổ trự, bảo vệ cũng phải khá, tốt quý. Có như vậy mới kết luận được. Đầu tốt trán hay, tay đẹp v.v… Và mới nói được thông tin cần biết. Như thế sẽ ít sai, chung chung, mơ hồ.