Cách chọn hướng đặt bàn thờ mang lại nhiều tài lộc

Chia sẻ ngay

Bài thờ tại gia là nơi tâm linh dành riêng cho từng con người và mỗi gia đình để thể hiện lòng thành kính về cuội nguồn tâm linh; tưởng nhớ công ơn tổ tiên dòng tộc của mình, Chính vì vậy, khu vực đặt bàn thờ; hướng bàn thờ và cách trang trí bàn hết sức quan trọng.

Khu vực đặt bàn thở cần phải ở vị trí trung tâm, trang trọng, cao ráo và sạch sẽ trong ngôi nhà. Nếu nhà 1 tầng nên đặt bàn thờ ở vị trí trung tâm của ngôi nhà, nếu nhà xây cao tầng nên đặt bàn thờ ở tầng trên cùng là tốt nhất. Cũng có thể đặt bàn thờ ở tầng 1 trong gian phòng khách.Kiêng kị đặt bàn thờ ở nơi quá nóng bức sẽ làm cho những người sinh sống trong ngôi nhà luôn bị nóng nảy và không hòa thuận. Không nên đặt ban thờ tầng trên nóc bếp, trên hoặc cạnh nhà vệ sinh sẽ không có tài lộc.

Hướng ban thờ cần phải đặt đúng theo mệnh trạch của người đàn ông cao tuổi nhất là chủ nhân của căn nhà. Nếu căn nhà người bố cho người con thì hướng ban thờ lúc này sẽ theo mệnh trạch tuổi của người con, nếu người con là con gái có chồng thì lúc này hướng ban thờ sẽ lấy theo mệnh trạch tuổi của người chồng. Có nhiều luồng sách phong thủy hiện nay viết về hướng đặt ban thờ đối lập nhau 180 độ, không hiểu đâu là chính xác. Loại sách thứ nhất viết như sau: hướng ban thờ dành cho những người có mệnh trạch là đông tứ trạch: hướng đông, đông nam, nam và bắc sẽ đặt ban thờ 1 trong bốn hướng sau:

-Tọa Đông nhìn ra Tây.
– Tọa Đông nam nhìnTây bắc.
-Tọa Nam nhìn Bắc.
-Tọa Bắc nhìn Nam.

Loại sách thứ hai viết hướng đặt ban thờ dành cho người có mệnh trạch là đông tứ trạch như sau:

-Tọa Tây nhìn Đông.
-Tọa Tây bắc nhì Đông nam.
-Tọa Bắc nhìn Nam.
-Tọa Nam nhìn Bắc.

Vậy hướng đặt bàn thờ như thế nào là đúng, mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ?

Chúng ta hãy quy về đơn giản như sau: người có mệnh trạch là đông tứ trạch sẽ có những hướng sao chiếu tốt từ bốn hướng: Đông, Đông nam, Nam và Bắc (tùy theo từng tuổi của những người có chung mệnh trạch là Đông tứ trạch thì hướng Sinh khí, Phúc đức, Thiên y, Lục sát sẽ tương ứng với một trong bốn sao tương ứng với bốn hướng trên). Nếu như ta đặt ban thờ theo loại sách thứ hai viết thì vô tình chúng ta không lễ về hướng sao tốt mà quay lưng về hướng sao tốt lễ về hướng sao xấu (thường thì đối diện với hướng Sinh khí là Họa hại hoặc đối diện với hướng của sao Phúc đức là hướng Ngũ quỷ……).
Có sách lại còn viết về hướng đặt bàn thời như sau: bất luận nhà hướng như thế nào hướng ban thờ cứ phải quay nhìn ra cửa.Trong trường hợp này hoàn toàn không logic về mệnh trạch của chủ nhà và nếu như ở vùng nông thôn Việt nam các cụ của chúng ta thường làm nhà hướng Nam để đón gió mát về mùa hè; nếu vậy hướng ban thờ của toàn bộ làng quê Việt nam tất cả quay theo đúng theo một hướng thôi hay sao? Liệu có phù hợp với từng tuổi khác nhau hay không?.
Nói tóm lại, ban thờ nên đặt tọa theo đúng hướng sao chiếu mệnh tốt cho chủ nhân của căn nhà, chúng ta hãy lễ lạy về hướng sao tốt của mình chứ đừng có quay lưng lại mà lễ về sao xấu sẽ rất bất lợi về mọi mặt trong cuộc sống.
Khu vực thờ, bàn thờ cần trang trí trang nghiêm, tôn kính nhưng đừng rườm rà. Bàn thờ cần nhất những vật dụng sau:

– Một đôi đèn điện thắp sáng suốt ngày đêm.
– Một đôi lo cắm hoa.
– Một lọ đựng hương (nhang).
– Hai đèn dầu hoặc nến.
– Cốc đựng nước, chén đựng rượu (có bao nhiêu bát hương thì cần bấy nhiêu cốc và chén).
– Đĩa đựng quả.

Ngoài ra nếu có điều kiện ta có thể sắm thêm:

-Một đôi hạc đồng.
-Lư hương đồng
– Rồng ngọc.

Những đồ thờ này tỏ lòng tôn kính và biết ơn trời phật, tổ tiên đã sinh thành và dưỡng dục mình.

LƯU Ý QUAN TRỌNG:

  1. Không nên thờ chung họ Nội và họ Ngoại trên cùng một ban thờ..
  2. Thờ phụng tổ tiên là trách nhiệm của con cháu, không chỉ con trưởng mà con thứ đều có quyền được thờ phụng. Ở một số nơi làng quê, vùng núi của Việt nam nhà cho rằng người con trưởng mới được thờ tiên tổ còn con thứ không được thờ phụng đấy là quan điểm sai lầm trong tâm linh. Qua khảo sát hàng ngàn gia đình cho thấy những gia đình con thứ không thờ phụng tổ tiên có cuộc sống rất trật vật, thiếu may mắn. Ngược lại nếu thờ phụng tốt đều đạt được sức khỏe và hạnh phúc.
  3. Khi lễ lạy cần tỏ lòng thành kính với các đấng bề trên, không được qua loa, đại khái.
  4. Không được để hoa tàn, quả héo lâu ngày trên ban thờ.
  5. Ban thờ tốt nhất là bàn thờ không nên làm ban thờ treo.
  6. Ban thờ cần sắp đặt sao cho vừa tôn kính nhưng thoáng đạt, tránh rườm rà quá cầu kỳ. Không nên để gương phía sau và đặt gương trên bàn thờ. Phía trên bàn thờ và hai bên bàn thờ là Hoành phi, Câu đối. Thường Hoành phi được viết 3, 4 hoặc 5 chữ nói về hướng đi trong cuộc sống của tổ tiên dòng họ, hoặc mong muốn các đời sau sẽ hưng thịnh, trí tuệ hay sức khỏe ……Cũng tương ứng cùng ý nghĩa với Hoành phi, 2 câu đối thường viết đôi câu thơ đối để các thế hệ kế tiếp đời đời ghi nhớ, phấn đấu. Thường hoành phi, câu đối được làm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng, nhưng có khu vực ưa chuộng làm bằng chất liệu đồng.
  7. Lễ vật như bánh kẹo,hoa, quả….. cần dâng lên bàn thờ thường xuyên chứ không chỉ chờ tới ngày rằm, mùng 1 mới có lễ vật.
  8. Lễ vật không cần nhiều mà quan trọng là từ tâm phải phát ra, không nên nghĩ trong khi mua lễ vật như: quả này mình ăn ngon lắm hoặc quả này con mình thích ăn lắm sẽ không có lộc.
  9. Không nên thay nước trên bàn thờ sau 17h00, Chỉ nên thay nước vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Nước cũ trên bàn thờ không được uống lại hoặc đổ vào nhà xí hay xuống cống mà nên tưới vào các chậu cây cảnh.
  10. Chủ nhà nam giới lên hương hằng ngày là tốt nhất, nếu phải đi công tác xa thì người vợ hoặc con sẽ thay thế công việc này. Người thay thế là nữ giới cần chú ý những ngày phụ nữ thì không được lên thắp hương.
  11. Dù là con trưởng hay con thứ nếu chúng ta đã ra ở riêng với gia đình nhỏ của mình thì nhất thiết phải có ban thờ ít nhất là 3 bát hương như sau:
  • Bát thổ công (đặt chính giữa và cao nhất trên bàn thờ).
  • Bát gia tiên (đặt phía bên phải nhìn vào bàn thờ, thấp hơn bát hương thờ thổ công).
  • Bát hương thờ tổ cô, mãnh cậu (đặt phía bên trái nhìn vào bàn thờ, thấp hơn bát hương thờ gia tiên).

Ngoài ra có thể thờ Phật bằng một bàn thờ riêng biệt (nếu nhà quá chật trội có thể thờ cùng với thổ công và gia tiên của mình song cần để bát hương Phật lên cao nhất và trên ban thờ chỉ cúng hoa quả, bánh kẹo, đồ chay (những ngày giỗ, chạp có thể cúng mặn nhưng kê riêng bàn thấp đặt trước ban thờ).

12. Không được dùng máy hút bụt để vệ sinh bàn thờ sẽ mất hết lộc mà hãy dùng cây chổi nhỏ dành riêng cho việc vệ sinh bàn thờ.

13. Không được vứt tàn hương ra sọt rác hay xuống công, hay cho vào tủi rồi mang thả ra sông lớn sẽ được mát mẻ, tài lộc.

14. Ban thờ kiêng kỵ không nên để 4 bát hương (không nên để sồ chẵn mà phải để số lẻ: 1, 3, 5, 7………

Đây là những điều hiểu biết về lĩnh vực thờ cúng cần thiết để mình tỏ lòng mình với các đấng bề trên, tổ tiên và dòng tộc của mình. Muốn linh ứng, muốn cuộc sống không vất, hạnh phúc, thành đạt cần phải có tâm và thực hiện đúng những điểm trên.

Những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thời:

  1.  Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.
  2. Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
  3. Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.
  4. Không đặt bàn thờ ở Tây Nam nhìn hướng Đông Bắc.
  5. Không đặt bàn thờ ở Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam
  6. Không đặt bàn thờ ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây.
  7. Không đặt bàn thờ trên nóc tủ.
  8. Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.
  9. Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.
  10. Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ hung. Tuy nhiên, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà.
  11.  Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.
  12. Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.