Thờ cúng vào các lễ tết trong gia đình

Chia sẻ ngay

Lể tổ tiên ngày Tết

Người Việt Nam có tục thờ cúng vào các lễ tết trong gia đình hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở vê sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tố tiên. Nhiều người cũng muốn thăm nơi họ đã từng sinh sống vỏi gia đình trong thời niên thiếu. Đôi với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, mảnh sân nhà. “Về quê ăn Tết” đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn.

Bày trí bàn thờ ngày tết

Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông vải). Tuỳ theo từng nhà cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền,bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy,với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5, gấp 10 lần năm trước. ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương.

images1305074_bantho_tet470

Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả thường có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong , coi như nước thiêng. Hai cây mía dặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chông gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…

Trước bàn thờ nghi lễ truyền thông, ăn mặc lễ phục chỉnh tề, cử chỉ nghiêm trang, dọn lòng trong sạch hướng tâm linh cúng lạy, nguyện sống xứng đáng với “bể trên”. Sự tín ngưỡng ấy đã góp phần tạo thêm giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Sự thờ cúng tổ tiên mách bảo con cháu giữ gìn đạo lý, nền nếp gia phong, sống tình nghĩa thủy chung, tu thân, hướng thiện. Thực tâm cầu thị, vêu đồng loại, sâu nặng cội nguồn…

Dọn cúng mâm cao cỗ đầy. Tề tựu đông đủ. Với các món nấu nướng gia truyền, dâng cúng là những sản phẩm nông nghiệp. Hoa tươi, rượu nếp gạo nấu tinh khiết. Bánh trái, ngũ cốc, thịt gà, lợn… Nấu nướng thơm ngon đặt lên cúng trên bàn thờ. Để ông bà yên long nhìn thấy các cháu con biết giữ gìn truyền thông “dĩ nông vi bản” và đem sức lao động cần cù làm ra thành quả từ lòng đất quê hương của ông cha để lại. Dây chính là nét văn hóa truyền thống góp phần bảo tồn di sản tinh thần và đạo đức trong đời sống con người lưu truyền từ ngàn xưa.

Sáng mồng một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưỏng để lễ tổ tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy ngày mồng một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi).