Ý nghĩa và nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Chia sẻ ngay

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết âm lịch. Là một ngày lễ lớn nhất ở Việt Nam. Đây chính là thời điểm giao thời, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Giữa một chu kỳ vận hành của trời đất và cỏ cây.

Tết Nguyên Đán là một mùa lễ của dân tộc, có ý nghĩa nhân văn vô cùng lớn, vô cùng sâu sắc. Đây là ngày lễ luôn thể hiện được sự trường tồn của cuộc sống. Và sự khát khao của con người về sự hài hào của đất trời, địa linh.

Với nét đặc trưng nền văn hóa lúa nước, cũng như là sự đoàn kết trong cộng đồng dân tộc. Với niềm tin thiêng liêng cao cả trong đòi sống tâm linh của người Việt. Nên Tết Nguyên Đán luôn được xem là sự biểu hiện cho sự kết nối giữa quan hệ con người với thiên nhiên. Vậy Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu? Và ý nghĩa của Tết Nguyên Đán là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Không chỉ có Việt Nam mà một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc cũng xem đây là dịp lễ tết quan trọng nhất trong năm.

Nguyên nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán và được phân nghĩa như sau:

  • Chữ “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai.
  • Chữ “Đán” là buổi sáng sớm.

Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán” (Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).

Mặc dù có ảnh hưởng của nền văn hóa cũng như một số phong tục của người Trung Quốc. Nhưng Tết Nguyên Đán ở Việt Nam không trùng khớp hoàn toàn vớ Tết của người Trung Quốc. Cũng như một số nước chịu ảnh hưởng nền văn hóa của Trung Quốc. Chính vì cách tính của Âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc. Cho nên sự quan trọng có giống nhau nhưng thời điểm lại khác nhau là nguyên nhân do vậy.

Lịch âm là lịch được tính theo chu kỳ vận hành của mặt trăng. Cho nên Tết Nguyên Đán luôn đến muộn hơn Tết Dương lịch. Mặt khác, đối với lịch âm lại phân ra quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch. Cho nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch. Và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Và thường thì hương vị tết Nguyên Đán đến từ gần nửa tháng cuối năm và kéo dài tầm khoảng 7 ngày đầu năm mới. Và toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Tết 2018 vạn sự cát tường, gia niên toàn phúc

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm, và được nói ngắn gọn là Tết. Cái Tết này có nguồn gốc từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhít Hạ, chuộng màu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng giêng, nhằm tháng Dần (con hổ) và do đó tết Nguyên đán vào đầu tháng Dần.

Khác với đời Tam Vương, nhà Thương lại thích màu trắng nên lấy tháng Sửu (con trâu) tức tháng chạp làm tháng đầu năm. Còn nhà Chu (1050 – 256 TCN), ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý (con chuột) tức tháng 11 làm tháng Tết.

Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mối tạo thiên lập địa; nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau.

Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đối ngày Tết vào một tháng nhất định: Tháng Dần.
Mãi đến đời Tần (thê kỷ 3 TCN), Tần Thuỷ Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng 10.
Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày tết vào tháng Dần (tức tháng giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giông Gà. ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người. Và cuối cùng là ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kế từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy.

Ý nghĩa của Tết cổ truyền

Tết Nguyên Đán không chỉ là thời điểm giao mùa của đất trời, mà còn là ngày đoàn viên, là sự hồi sinh. Ngày Tết còn truyền tải những nét văn hóa truyền thông phong phú, điều hòa cuộc sống của con người. Thông qua ngày Tết người ta có thể làm sóng dậy truyền thông, cũng có thể buông lỏng thân tâm. Và thê nghiệm sâu sắc giá trị cuộc sông từ đó làm cho sức sống thêm dồi dào mỹ mãn. Mùa xuân, lễ Tết – chính là biểu trưng của sự hồi sinh và sự sống sung mãn. Là đặc điểm quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Bốn mùa trong năm của tự nhiên tuần hoàn cùng với cuộc sống của con người làm phát sinh mối quan hệ mật thiết. Bao hàm tinh khí của trời đất và trật tự nhân gian, đó là khắc họa tư duy đẹp “trời người hợp nhất”.

Không khí tết rộn ràng bên những cành đào cành mai rực rỡ

Cho dù cuộc sống ngày nay có trở nên hiện đại, phát triển và tấp nập hơn trước. Nhưng ngày tết truyền thống của dân tộc Việt Nam không bị lãng quên. Mà ngược lại sau một năm vất vả làm việc con người lại mong chờ đến ngày Tết. Đây chính là lúc mỗi chúng ta cảm nhận điều kỳ diệu của bốn mùa biến hóa. Thổ nghiêm sự đan xen vào nhau của đời người và tự nhiên, truyền thống nhắc nhở chúng ta một năm cũng giống như một đời người. Vì tại mỗi một giai đoạn phát triển đó bản thân đều phải nắm vững thời cơ làm cho tâm mình thanh thản, sức sông thêm dồi dào. Đây cũng là một cách quý trọng cuộc sống.

Mùa xuân đến mọi người thường nói “năm mới bắt đầu, vạn vật đổi mới” nó bao hàm ý nghĩa ” Nginh tân tống cựu” đồng thời cũng biểu hiện quan niệm sống sâu sắc. Tết tiêu biểu cho đời sống đổi mới. Vì Tết là lúc trời đất hồi xuân, xuân và cảnh xuân mang một sức sống kỳ diệu, chính là lúc thiên nhiên thể hiện sự từ bi vô tận, ân huệ tràn khắp. Trời đất của năm mới đến lúc lại vần chuyển, tất cả vạn vật đều thay đối một năm lại trở về lúc khởi điểm.

Tết làm cho chúng ta hiểu được sự vô thường của đời người, quý tiếc từng giây từng phút của kiếp người. Thời gian đem đến cho mỗi người hai cảm nhận trái ngược nhau. Là thời điểm mà dường như ta vừa thấy cơ hội cuối vừa nhìn thấy sức sống đầu tiên bừng tỉnh. Cảm giác đan xen sự nuối tiếc, xen lẫn chờ đợi khiến chúng ta thấm thía ý nghĩa của sự sống. Ngày tết mang đến ánh sáng làm đầy hy vọng, xua tan bóng tối trong lòng thắp lên ánh sáng và hơi ấm cho cuộc đời.

Trong dịp Tết, thời khắc được xem là quan trọng nhất chính là đêm giao thừa. Chính là thời điểm chuyển giao của mất trời. Chấm dứt năm cũ và bước sang một năm mới với nhiều hi vọng. Đây là thời điểm để lưu giữ những khoảnh khắc quây quần, sum họp gia đình của tất cả mọi người. Những hình ảnh ông bà, cha mẹ mừng tuổi cho con cháu con cháu cũng mừng tuổi ông bà, luôn đọng mãi. Hình ảnh này ngoài hàm ý cầu mong cho năm nay có dư, năm tới bắt đầu tốt đẹp. Thì còn mang một ý nghĩa là trước sau tiếp nhau trao truyền, cho dù là cho hoặc nhận đều mang trong lòng sự cảm ơn sâu sắc.

Nếu một năm giống như một đời người thì Giao thừa vừa là thời khắc cuối cùng vừa là khơi điểm của đời người. Cũng giống như sự tuần hoàn của bốn mùa xuân hạ thu đông. Đông hết rồi thì lại bắt đầu cho những ngày Xuân mà lưu chuyển hình thành vòng tròn bất tận. Do đó kết thúc luôn là một sự bắt đầu mới nói lên sự huyền diệu sâu xa của sự sống. Sự sống nảy sinh từ tàn lụi.

Đây chính là một quan niệm sống sâu sắc của người phương Đông nói chung người Việt nói riêng.
Cuộc đời vô thường sinh, lão, bệnh, tử giống như sự sinh trưởng và tàn lụi của vạn vật trong giới tự nhiên. Giao thừa là cơ hội tốt nhất để mọi người nhìn lại chính mình trong một năm. Ngoài việc theo truyền thống là các thành viên trong gia đình ngồi quây quần quanh đống lửa. Thì còn có thể tham gia vào các hoạt động tập thể các lễ tục lâu đời của cộng đồng làng xã. Để thể hiện nhiệt tình lí đối với cuộc sống đồng thời cảm thụ từng phút mà tạo hoá ban tặng trân quý từng người từng vật chúng ta tương ngộ. Chúng ta dùng tình cảm chân thành bày tỏ cảm ơn gia đình, cộng đồng và với cả thiên nhiên, trời đất.

Giao thừa là ngày cuối cùng của một năm, vốn có hàm ý hoàn thành một vòng vận hành của trời đất, cũng có hàm ý “tông cựu nghinh tân”. Lúc này trong lòng tràn đầy thành kính,cảm ơn, trông mong, tôn sùng thần thánh, vừa là cuộc đại đoàn viên của các thành viên trong gia đình. Vì lý do đó mà ngày Giao thừa đối với người Việt là giây phút thiêng liêng và ấm cúng nhất trong năm.