Nghi lễ thờ thánh thần trong gia đình

Chia sẻ ngay

Dân gian ta có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá“.

Nghi lễ thờ thánh thần trong gia đình theo người Việt còn có tục thờ Thổ Công. Thổ Công trong quan niệm của người Việt là Mẹ Đất, vị thần trông coi gia cư, định đoạt phúc họa cho một gia đình. Tương truyền rằng ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khổ, sau một năm mất mùa, người chồng phải đi làm ăn xa, rồi bặt vô âm tín, người Vợ ở nhà rồi nối duyên với một người khác đã cưu mang nàng. Một hôm chồng mới đi vắng, chồng cũ sau bao nhiêu năm biệt tích lại trở về. Người vợ ôm chặt chồng cũ, khóc lóc, rồi mang cơm rượu ra mời. Để tránh tiếng xấu, người vợ bảo chồng cũ ra đống rơm núp tạm. Chồng mới về thấy nhà hết tro bón ruộng liền đốt đông rơm vô tình thiêu chết người chồng cũ.

Người vợ thương xót chồng cũ chết oan nên nhảy vào lửa chết cùng,chồng mới không hiểu sự tình ra sao, thấy vợ chết cũng nhảy vào lửa chết theo. Ông trời thấy ba người sông có linh có nghĩa nên phong cho ba người cùng làm Vua Bếp để được gần nhau mãi mãi. Trong bộ ba có chồng mới làm Thố công trông nom việc bếp, chồng cũ là Thổ địa trông coi việc trong nhà, vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt Nam thường sắp mâm lễ mời Thổ công về cùng ăn tết, cầu mong cho một năm mới luôn có lửa ấm áp trong nhà, linh cảm gia đình hoà thuận đầm ấm.

Thờ cúng thổ công

Gia đình nào tin theo Thần đạo đều có bàn thờ Thổ công. Những gia đình thuộc ngành thứ không có bổn phận cúng giỗ, nên trong nhà không có bàn thờ tố tiên, nhưng họ vẫn có bàn thờ Thổ công.

Bàn thờ Thổ công thường đặt gian bên, cạnh bàn thờ tổ tiên. Đối với những gia đình nếu không lập bàn thờ tổ tiên, thì bàn thờ Thổ công có thể đặt ở gian chính giữa nhà.
Bàn thờ Thổ công đơn giản hơn bàn thờ tổ tiên, gồm một hương án, kề liền với tường sau. Trên hương án có mâm nhỏ, giống chiếc bàn nhỏ đặt trên hương án bàn thờ gia tiên và ở trên có ba đài rượu với nắp đậy như trên bàn thờ gia tiên.

Đằng sau chiếc bàn thờ nhỏ này là bài vị Thố công được kê cao, có khi được thay bằng một cỗ mũ gồm ba chiếc, mũ đàn bà đặt ở giữa, hai bên hai chiếc mũ đàn ông. Cũng có nhà chỉ đặt một chiếc mũ.Đằng trước bàn nhỏ là bình hương hoặc đỉnh trầm. Hai bên là đôi nến, đôi ông hương.

Cúng Thổ công vào ngày giỗ, tết, sóc vọng. Lễ sắm đế cúng Thổ công có thể tùy theo gia chủ, có thể cúng chay, hoặc cúng mặn.
Trong những ngày sóc vọng, ngày mồng một, ngày rằm âm lịch, nhiều gia đình cúng chay, đồ lễ gồm giấy vàng, giấy bạc trầu nước, hoa quả. Tuy vậy có người cúng mặn.

Cúng mặn phải có rượu, ngoài đồ lễ các thứ trên còn có xôi, gà, chân giò, có khi là cả một mâm cỗ.Trong mọi trường hợp làm lễ cúng cáo gia tiên bao giờ cũng cúng Thổ công và khấn cầu sự phù hộ của Thố công như cầu khấn gia tiên. Mặc dầu gọi là cúng Thô công, nhưng khi cúng phải khấn đủ bài vị thần linh ghi trong bài vị.

Theo truyền thuyết thì xưa có người lái buôn tên là Âu Minh. Âu Minh hiền lành, chăm chỉ, buôn bán khắp nơi nhưng vẫn lận đận. Một hôm Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần đem cho một con hầu tên là Như Nguyệt. Âu Minh đem con hầu về nhà thì tự nhiên việc làm ăn, buôn bán phát đạt và chỉ vài năm sau trỏ thành người giàu có trong vùng. Nhưng một hôm Âu Minh nổi nóng, đánh Như Nguyệt quá tay. Như Nguyệt sỢ hãi bỏ trốn vào đống rơm rồi biến mất.

Từ ngày người hầu ra đi, gia cảnh nhà Âu Minh dần dần sa sút, rồi thất cơ lỡ vận lại lâm cảnh nghèo túng, bấy giờ Âu Minh mới nghĩ ra, đoán Như Nguyệt là Thần Tài nhưng cơ sự đã nhỡ…
Phải chăng từ tích này mà dân gian có tục kiêng hót rác đầu năm, sợ Thần tài ẩn trong đống rác đó nếu đổ đi sẽ mất lộc. Do vậy, các ngày mồng một, mồng hai tết họ thường quét dồn rác vào một góc nhà, mong sự làm ăn phát đạt sẽ dến và lưu lại trong năm.

Từ quan niệm trên nên nhân dân ta, nhất là các nhà buôn bán lập bàn thờ Thần tài.
Nói cách khác, ở những nơi xó xỉnh, góc nhà, hàng hiên miễn sao thích hợp. Nghĩa là không đặt ở nơi khang trang, sạch đẹp thoáng như bàn thờ Tổ tiên, hay hàn thờ Thổ công.Người xưa cúng Thần tài quanh năm, không chỉ vào dịp giỗ, tết sóc vọng.Trong các dịp giỗ, tết, sóc vọng, cúng Thần tài là cúng mặn và có khi là cả mâm cỗ.

Cách cúng thổ công

Trong những ngày thường cúng Thần tài đơn giản hơn, chỉ cần có trầu, nước và có thể có đĩa trái cây.
Bàn thờ Thần tài cũng chỉ là một chiếc khảm nhỏ, sơn son thiếp vàng, có khi chỉ là một chiếc thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh. Bàn thờ Thần tài không cần to. Phía trong khám dán bài vị của Thần tài.

Trước bài vị là bát hương, có hai cây đèn nhỏ. Trong khám đặt mấy cốc nước, chén rượu. Có một mâm bồng đế bày hoa quả phẩm vật khi cúng lễ.
Có gia đình khắc trên khám mấy chữ đại tự và hai bên có đôi câu đôi nội dung ca tụng sự giúp đỡ của Thần tài và sự cầu mong của gia chủ.

Nghi lễ thờ thánh thần trong gia đình cùng là lúc mỗi buổi chiều hàng ngày, lúc chuông chùa điểm, bàn thờ Thần tài được thắp hương lên, có khi gia chủ khấn vái trước bàn thờ. Vì việc khấn vái chỉ nên làm trong những ngày giỗ tết, sóc vọng.