Ngày tốt và cách tỉa chân nhang tết nguyên đán 2019

Chia sẻ ngay

Truyền thống của người Việt nam chúng ta từ xưa tới nay, rất tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên. Bởi người Việt mình sống tình cảm lắm và luôn tin tưởng rằng dù ông bà, tổ tiên mình đã khuất, nhưng ông bà vẫn luôn luôn ở bên cạnh con cháu mỗi ngày. Luôn phù hộ cho con cháu được tai qua nạn khỏi, luôn mong muốn con cháu có cuộc sống tốt đẹp. Vậy nên, việc thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, là đời sống tâm linh của dân tộc Việt nam không thể mất đi. Đồng thời nó là một trong những yếu tố tạo thành bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Thờ cúng ông bà tổ tiên là truyền thống của Người Việt nam chúng ta
Thờ cúng ông bà tổ tiên là truyền thống của Người Việt nam chúng ta

Thờ cúng tổ tiên là điều vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa. Chính vì vậy, việc lau dọn bàn thờ tổ tiên trong ngày tết như thế nào cho đúng cách cũng đang rất được nhiều người quan tâm và tìm hiểu.

Bát hương là biểu hiện tâm linh trên bàn thờ của mỗi gia đình chúng ta. Đó là nơi để mỗi người con, người cháu chúng ta hướng về cội nguồn tổ tiên, các vị thần linh để cầu mong sự bình an và đồng thời tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Như vậy, việc lau dọn bàn thờ tổ tiên thì vào ngày nào là tốt và cách tỉa chân nhang thế nào là phù hợp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sau đây.

Ngày tốt để tỉa chân nhang

Thường thì mỗi gia đình Việt chúng ta, sẽ sửa bát hương cùng với ngày cúng ông Công ông Táo luôn. Tức là ngày 23 tháng 12 âm lịch, ngày mà chúng ta sắm sửa để đón ông Công ông Táo cũng là ngày chúng ta làm lễ Quan soái. Để cùng chuẩn bị đón tết xuân về và lễ này thì sẽ được làm trước lễ tiễn ông Công ông Táo.

Cách tỉa chân nhang

Lau bát hương và tỉa chân hương là 2 việc quan trọng nhất cần phải làm của gia chủ khi dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ đón tết. Chính vì vậy, gia chủ cần phải làm một cách thành tâm nhất và thận trọng nhất.

Khi tỉa chân nhang, gia chủ sẽ lau bát hương và giữ lại 3, 5, 7 hoặc 9 chân hương đẹp nhất. Sau đó gia chủ sẽ lau chùi sạch sẽ và cẩn thận cắm lại vào bát hương. Khi chân hương đã tỉa ra, thì gia chủ hãy đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc cũng có thể dùng để bón cho cây. Nên nhớ là gia chủ không được phép đổ tro của chân hương lung tung.

Khi gia chủ dọn dẹp bàn thờ thì lau bát hương và tỉa chân nhang là 2 việc làm quan trọng nhất (ảnh minh họa)
Khi gia chủ dọn dẹp bàn thờ thì lau bát hương và tỉa chân nhang là 2 việc làm quan trọng nhất (ảnh minh họa)

Đặc biệt sau khi lau dọn bàn thờ tổ tiên và tỉa chân nhang xong, thì gia chủ cần phải thắp hương và báo mời quan thần linh cùng gia tiên trở về. Đây là điều rất quan trọng nên gia chủ nên nhớ kỹ đừng quên.

Lưu ý khi bao sái bát hương

Khi gia chủ dọn bát hương, đối với bát hương mà nếu tro đầy thì gia chủ hãy dùng thìa nhỏ để xúc từng thìa tro đổ bớt ra ngoài. Sau đó, gia chủ hãy lau bát hương bằng khăn ẩm nhúng rượu pha ít gừng đã giã nhỏ vào. Rồi lúc này một tay giữ cố định bát hương, còn tay kia sẽ lau chùi bát hương cho thơm tho sạch sẽ. Ngoài ra gia chủ cũng có thể dùng nước thơm để lau bát hương.

Gia chủ lau dọn bát hương thế nào cho đúng cách (ảnh minh họa)
Gia chủ lau dọn bát hương thế nào cho đúng cách (ảnh minh họa)

Gia chủ cũng đừng nên quá lo, khi trong quá trình lau dọn bát hương mà có chút xê dịch hãy tiếp tục làm như bình thường. Nhưng gia chủ nên lưu ý là không nên bê bát hương đã được an vị ra chỗ khác để bao sái ban thờ.

Cuối cùng, sau khi mà gia chủ đã bao sái sạch sẽ thì hãy bày lại các bài vị phật, thần và gia tiên của mình như cũ.

Trên đây là bài viết chúng tôi, đã hướng dẫn gia chủ ngày tốt để dọn bàn thờ tổ tiên và tỉa chân nhang để chuẩn bị đón tết đến xuân về. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi, gia chủ năm nay sẽ có kinh nghiệm và thận trọng hơn khi lau dọn bàn thờ tổ tiên của mình. Chúc gia chủ năm nay sẽ có một năm đón tết đầy niềm vui và rước được nhiều tài lộc về nhà nhé.