Lễ xin dâu gồm những ý nghĩa gì?

Chia sẻ ngay

Trong đám cưới lễ đón dâu là bước đóng vai trò cần thiết. Vậy lễ xin dâu mang ý nghĩa xấu tốt thế nào? Hay thủ tục lễ xin dâu, đón dâu, rước dâu gồm những gì? Để có thể giải đáp vấn đề này, chúng tôi mời bạn hãy tham khảo chi tiết ở nội dung sau đây.

Ý nghĩa của lễ xin dâu?

Trước khi cưới, 2 bên gia đình đã quy ước về ngày giờ cũng như thành phần đến đón dâu. Tuy vậy để đề phòng chuyện không may, thất thiệt nên quy định ra lễ này. Điều này thể hiện sự thận trọng trong hôn lễ.

Nghi lễ xin đón dâu mang ý nghĩa thế nào?
Nghi lễ xin đón dâu mang ý nghĩa thế nào?

Trong thời gian này, cha mẹ và chú rể đều rất bận rộn. Vì thế sẽ không thể qua nhà gái, do đó nhờ người đại diện qua báo trước như bộ phận “Tiền trạm”.

Để trong trường hợp do thời tiết hoặc vạn nhất. Hay do trở ngại giao thông, gần qua giờ quy ước mà đoàn đón dâu chưa đến. Lúc này nhà gái sẽ biết để chủ động phái người sang nhà trai nắm tình hình. Cũng có thể nhà gái chủ động làm lễ gia tiên.

Trường hợp hai gia đình quá gần hay cách nhau quá xa. Lúc này hai bên gia đình có thể thỏa thuận với nhau nhằm nhập lễ xin và đón dâu làm một. Hay cũng có thể thỏa thuận với nhau để bớt đi lễ này.

Sắm lễ vật xin dâu

Theo phong tục của đám cưới ngày xưa, thì tráp lễ của ngày cưới phải đủ vật chất và long trọng. Thường tráp lễ này gần giống như ăn hỏi. Tuy nhiên mỗi vùng miên sẽ có sự bố trí lễ vật khác nhau. Cụ thể như sau:

Miền Bắc

Số tráp trong phong tục của người miền Bắc lẻ như 3,5,7,9,… Tùy thuộc vào kinh tế của gia đình mà số tráp và sinh lễ có sự khác nhau. Nhưng cơ bản sẽ gồm:

  • Lễ 3 tráp bao gồm: mâm chè, mâm trầu cau, mâm hạt sen.
  • Lễ 5 tráp bao gồm: Giống lễ 3 tráp mà có thêm mâm bánh cốm mâm rượu và thuốc lá.
  • Lễ 7 tráp bao gồm: mâm chè, mâm bánh cốm, mâm trầu cau, mâm rượu và thuốc lá. Mâm bánh phu thê, mâm hạt sen, mâm bánh đậu xanh.
  • Lễ 9 tráp bao gồm: mâm trầu cau, mâm bánh cốm, mâm hạt sen, mâm chè, mâm rượu thuốc lá. Mâm bánh đậu xanh, tráp hoa quả kết rồng phượng, mâm bánh phu thê, mâm lợn sữa quay.
  • Lễ 11 tráp bao gồm: 9 tráp trên đồng thời có thêm tháp bia lon, mâm xôi gấc hoặc mâm bánh nướng bánh dẻo. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít gia đình lựa chọn lễ ăn hỏi 11 tráp.

Miền Nam

  • Trầu cau: Đại diện cho tình yêu đôi lứa, sự chung thủy sắt son, lời hẹn thề trong đám cưới.
  • Trà rượu: Thể hiện tấm lòng con cháu dâng lên ông bà tổ tiên. Cầu mong ông bà chứng giám cho tình yêu lứa đôi, chúc phúc cho con cháu.
  • Bánh phu thê: Nguyện ước tình nghĩa vợ chồng sẽ luôn thuận hòa êm ấm như bánh phu thê.
  • Xôi gấc đỏ hình trái tim: Đây chính là món ăn truyền thống của người miền Nam. Lễ vật này sẽ mang đến may mắn và ca ngợi sự thủy chúng của đôi bạn trẻ.
  • Trái cây
  • Heo quay/gà luộc: Tượng trưng cho cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống hôn nhân.

Miền Trung

  • Mâm quả trầu cau: Có 105 quả với ý nghĩa chúc cho cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc.
  • Mâm quả trà và đôi rượu: Trong mâm này còn có thêm vàng, phong bì tiền. Đồng thời mẹ chồng con trao cho cô dâu một phong bì tiền mừng dâu. Phong bì tiền dọn trong quả trà rượu sẽ đưa cho ba mẹ cô. Số tiền này sẽ được bố mẹ cô dâu trao lại cho hai vợ chồng. Ngay khi nhà trai ra về, khay quả trống không được lật ngửa nắp. Với hàm ý nhà gái đã chấp nhận lễ vật.
  • Bánh kem đính hôn
  • Nem chả: số lượng chẵn cặp
  • Mâm ngũ quả: kết rồng phượng cầu kỳ.

Thủ tục nhập lễ xin dâu và đón dâu

Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, sẽ sắp xếp lại ai đi trước, đi sau và chỉnh đốn lại trang phục. Trong khi đó một cụ già đi đầu họ cùng với một người đội vào trước. Để đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra dẫn toàn đoàn vào làm lễ chính thức đón dâu. Lễ này phải tiến hành rất nhanh. Thông thường nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.

Hi vọng thông qua nội dung trên đây, bạn đã biết được ý nghĩa lễ xin dâu là gì? Thủ tục cũng như cách sắm sửa lễ vật ra sao? Từ đó có thể chuẩn bị được chu đáo, tốt nhất khi gia đình có người dựng vợ gã chồng.