Lễ tạ được hiểu như thế nào?

Chia sẻ ngay

Lễ tạ thường được các gia đình tiến hành từ mồng 3 đến mồng 10 tùy nhà. Đây là lễ để tiễn ông bà tổ tiên ra đời. Sau khi gia chủ và mọi người trong gia đình lễ vật xong, người ta chờ cho tàn một tuần hương, tức những nén hương thắp lên cháy gần hết lúc đó gia trưởng tới trước bàn thờ cung kính lễ tạ. Lễ tạ xong, gia trưởng hạ vàng mã trên bàn thờ đem hóa, tức là đem đi đốt. Lúc hóa vàng, tục thường lấy chén rượu cúng đổ vào đống hóa tàn vàng. Bởi người xưa giải thích rằng có làm như vậy người khuất mới nhận được sô” vàng, bin người sông cúng và đồ vàng mã trên mới biến thành tiền và đồ đạc thật ở dưới cõi âm. Và sau khi kết thúc tất cả mọi thủ tục lễ tạ, đồ lễ mới được hạ xuống.

Thông thường việc lễ tạ chỉ do một mình chủ nhà đảm nhiệm, nhưng để cung kính cẩn thận hơn, sau gia trưởng, những người khác trong gia đình cũng có thế li tạ.

Vậy lễ tạ là gì? Lễ tạ là lễ tạ ơn gia tiên đã chứng giám lòng thành của con cháu và đã nhận được những lễ vật của con cháu dâng lên. Người ta tin rằng trong tuần hương đang cháy là tổ tiên đang hưởng lễ con chau dâng cúng. Trong lúc này, y môn của bàn thò đượi buông xuống. Khi lễ tạ xong y môn lại được kéo lên. sỏ dĩ buông y môn là vì các cụ trong lúc đang “ăn, uống,” không muốn con cháu nhìn thấy. Lưu ý rằng, y môn chi buông xuống khi cáo gia tiên có cúng lễ mặn.

Cúng giỗ họ

Quan hệ huyết thống của người Việt khá phức tạp Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một hệ ràng buộc tức là họ hàng, dòng tộc. Và theo quy định huyết thống ấy, nhiều gia đình sẽ họp thành một ngành, nhiều ngành họp thành một họ. Mỗi họ có một ông tổ chung.

Vì vậy, ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia đình, người Việt còn có ngày giỗ họ. Trưởng tộc là người được hưởng hương hoả của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi họ đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên,hức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người cùng dòng họ vấn tổ tám tông. Và đương nhiên cuốn gia phả của dòng họ sẽ do người trưởng tộc giữ.

Con cháu trong một họ lập từ đường để thờ vị Thuỷ lố. Trên bàn thờ ấy có bài vị Thuỷ tổ của dòng họ. Xưa lua bài vị thường được ghi bằng Hán tự, ngày nay có nhiều người dùng chữ Quốc ngữ để đề bài vị. Ngoài chủ đồ thờ còn bao gồm đèn nến, hương, hoa, mâm quỳ, mâm bồng, đài rượu, hoành phi câu đối (trên đó ghi lại công đức của tố’ tông).

04092011_gioto

Đây là những đồ không thể thiếu trong gian thờ. Có nhiều họ không xây từ thường thì xây một đài lộ thiên, dựng bia đá, ghi tên thụy hiệu các tổ tiên. Mỗi khi có giỗ tổ hoặc có tê tự thì ni họ ra đó cúng tế.

Mặc dầu đã có của hương hỏa, nhưng đến ngày giỗ lổ, con cháu tùy thứ hạng cấp mà góp giỗ, gửi giỗ. Tiền ning giỗ còn thừa sẽ dùng để mua sắm tự khí, hay tu nửa nhà thờ. Ngày giỗ họ, các trưởng ngành, chi họ đều phải có mặt, trường hợp bất khả kháng mới có thể vắng mặt.

Chuyện góp giỗ và tổ chức giỗ họ hàng năm được chuẩn bị rất chu đáo. Theo phong tục chỉ có đàn ông trong họ trên 18 tuổi mới phải góp giỗ (được gọi là tính theo đinh). Có nhiều họ theo quan niệm “con gái là con người ta” nên không cho con gái dự giỗ họ, nhưng con dâu “mới đúng là con mua về” thì được tham dự. Ngày nay, quan niệm ấy đã dần được xoá bỏ. Ngày giỗ họ không mời khách khứa, chỉ có con cháu trong họ tập trung cúng giỗ và ăn uống. Các ngày rằm, mồng một, ngày lễ, ngày tết việc lễ bái sẽ do nhà trưởng họ lo. Đến tháng Chạp thì cả họ lại họp nhau lại như ngày giỗ tổ.

Những dòng họ lớn, khá giả, trong ngày giỗ họ, ngoài nghi thức cúng lễ giỗ do tộc trưởng thực hiện, con cháu còn có thế mời phường bát âm tới tê lễ.

Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thd phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tố tiến là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đo là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn củn con cháu đôi với các bậc sinh thành.