Lễ mừng thọ của các dân tộc ít người

Chia sẻ ngay

Lễ mừng thọ của các dân tộc ít người có nghĩa là làm lương. Người Ngạn quan niệm: người ta sống là nhờ hạt gạo, tuổi thọ của từng người dài hay ngắn, khoẻ hay yếu đều phụ thuộc vào bịch gạo số mệnh đặt trên thiên đình. Bịch gạo đầy, người khoẻ mạnh. Bịch gạo vơi, người mỏi mệt. Bịch gạo cạn kiệt, sinh mệnh chấm dứt. Ngày làm lễ mừng thọ được chọn kỹ lưỡng, dựa theo tháng và năm sinh của người được mừng thọ. Khi đã chọn được ngày tốt thì chỉ làm trong ngày hôm đó. Nhưng dân tộc ít người quan niệm hồn ma chỉ đi lại được vào ban đêm nên lễ mừng thọ thường được tiến hành vào buổi tối. Lễ mừng thọ của các dân tộc ít người nói lên quan niệm về tâm linh chất phác, hình dung thượng giới cũng giống như đời thường, về lòng kính trọng biết ơn người già và sự tin tưởng vào sức mạnh của cộng đồng.

Lể mừng thọ của người Xuồng (dân tộc Nùng)

Dân tộc Xuồng là một ngành của dân tộc Nùng (theo số lượng thống kê dân số năm 1999 người Nùng có 856.412 người) thuộc nhiều ngành như: Nùng Phàn Slình, Nùng Inh, Nùng An, Nùng Dín, Nùng Cháo, Nùng Lòi… Mỗi ngành Nùng (một nhóm địa phương) có một phương ngữ khác nhau. Đồng bào Xuồng sông ở Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Yên Bái, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lâm Đồng… nhưng tập trung đông nhất ở tỉnh Tuyên Quang.

Đồng bào Xuồng thường tổ chức lễ mừng thọ, tiếng dân tộc là khay khoăn gọi hồn về khi bị ốm hoặc cầu mong tăng cường sức khoẻ (pủ lường) cho người già. Thầy cúng (then) hoặc (Pựt) được mời đến để tính chọn ngành lành tháng tốt. Số lượng khác được mời đến khu tổ chức lễ cúng lần đầu là bà con nội ngoại, bà con trong làng ngoài bản càng đông càng tốt.
tho

Người nhà chuẩn bị đồ cúng ngoài rượu, thủ lợi, gà, xôi đỏ, trứng, trầu cau, câu chúc thọ viết trên giấy màu còn phải có một thúng gạo, một thúng không bên trong đựng một chiếc ông bằng tre hoặc bằng sắt tây được bọc giấy đỏ bên ngoài.

Đến giờ tốt, thầy cúng thắp hương lầm rầm khấn cầu mong trời đất thần linh phù hộ cho người già được khoẻ mạnh, sổng lâu cùng con cháu. Cúng xong thầy lấy một cái chén nhỏ múc gạo từ thúng dổ vào chiếc ống trẻ (sắt). Tiếp đến, con cháu trong nhà lần lượt đến lấy chén múc gạo đổ vào ông. Cứ thế, hết người này đến người khác khi nào thúng đầy gạo mới thôi. Mỗi người đến đố gạo lại để vào thúng một sô tiền nhỏ (với ý nghĩa chúc thọ người già).

Các năm sau cứ đến ngày tháng đã chọn cúng chúa thọ của năm trước con cháu lại tổ chức lễ cúng. Khách
rùng nhỏ ngày, không cần mời nữa mà tự đến dự. Chăm sóc cha mẹ là lẽ sống, là tập tục có từ lâu đời của người Nùng Xuồng. Nghi lễ mừng thọ là một nét đẹp văn hoá có ý nghĩa sâu sắc, mang tính truyền thống.