Lễ đi sêu được hiểu là thế nào?

Chia sẻ ngay

Chẳng ai biết tục đi sêu có từ bao giờ, cũng giống như hàng trăm phong tục tập quán khác của dân Việt. Chỉ biết, cứ đến ngày Tết, các chàng rể lại chuẩn bị quà lễ đến thăm nhà bố mẹ vợ. Trải qua thời gian, phong tục này đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ được ý nghĩa tốt đẹp của nó: thể hiện lòng thành kính, tôn trọng của chàng rể đối với bậc sinh thành của vợ mình.

Sau khi nhà trai đã chạm ngõ, ăn hỏi, nhưng chưa cưới, thì chàng trai được xem như là thành viên của gia đình nhà gái. Vì vậy, trong các dịp lễ, tết chàng trai có bổn phận đi sêu tết, thăm hỏi. Chú rể phải thường xuyên qua lại thăm nom, khi nhà gái có người đau ốm,hoặc có công việc thì chàng trai giúp sức. Tóm lại từ thời gian đám hỏi cho đến ngày cưới, mùa nào thức ấy nhà trai mang sang nhà gái sêu. Tháng Ba sêu vải; thang Năm dưa hấu, đường, đậu xanh, ngỗng; tháng Máy sêu na nhãn; tháng Chín côm, hồng, gạo mới, chim ngói; tháng Chạp cam, mứt, bánh côm… lần nào cũng vậy, nhà gái chỉ lấy một nửa, còn một nửa lại quả cho nhà trai.
le-cuoi-lam-truong-giadinhonline-5124-1043

Ngày xưa đã đi hỏi vợ chưa đi sêu Tết, mà đã xin cưới là điều khiếm nhã, bị mọi người chê bai.

Đối với gia đình nghèo khó, nhà trai chỉ sêu vào ngày Tết Nguyên đán.

Khi nhà gái có việc cưới hỏi, ma chay, bốc mộ… chú rể không nhất thiết phải đóng góp, chỉ cần lễ mọn như mọi người.