Có nên lau dọn bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo không?

Chia sẻ ngay

Cứ năm hết tết đến, người Việt chúng ta có phong tục dọn dẹp nhà cửa và đặc biệt là bàn thờ ông bà tổ tiên. Đây là nơi linh thiêng và là nơi để con cháu tỏ lòng biết ơn và nhớ về cội nguồn của mình. Vì thế, mọi người rất quan tâm và chú ý cẩn thận. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết cách để lau dọn bàn thờ thế nào cho đúng? Không biết thời gian nào là thời điểm đúng nhất để lau dọn bàn thờ? Mọi người băn khoăn không biết nên dọn lau bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo? Vậy để trả lời tất những thắc mắc đó, mời các bạn cùng đọc bài viết sau đây của chúng tôi.

Thời điểm lau dọn bàn thờ đúng nhất

Từ xa xưa ông bà ta thường có quan niệm rằng, thời điểm để dọn bàn thờ tổ tiên là sau khi cúng ông Công ông Táo lên chầu trời. Đây là thời điểm lau dọn mà không sợ làm động chạm hay ảnh hưởng đến việc thờ cúng. Cũng như tránh những điều không may đem lại cho gia đình.

Không nhất thiết phải lau dọn bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo (ảnh minh họa).
Không nhất thiết phải lau dọn bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo (ảnh minh họa).

Tuy nhiên, đây là quan niệm này hoàn toàn sai lầm từ trước đến nay. Bởi theo các chuyên gia phong thủy, thì trên thực tế mọi người có thể thường xuyên lau dọn bàn thờ. Không phải cứ đến vào ngày ông Công ông Táo mới sái tinh bàn thờ được. Cứ vào gần thời điểm cuối năm thì mọi người có thể tiến hành lau dọn vào bất cứ ngày nào. Bởi vì, bàn thờ là nơi linh thiêng, nơi hội tụ nhiều nguồn năng lượng tốt cho cả gia đình. Đem lại may mắn và tạo nhiều phước lành cho con cho cháu. Vì thế, việc dọn dẹp bàn thờ, trang lại bát nhang đẹp đẽ để tỏ lòng thành với tiên tổ là điều nên làm.

Cách lau dọn bàn thờ chuẩn nhất

Xin phép trước khi lau dọn

Điều đầu tiên nên nhớ là khi muốn dọn dẹp lau chùi bàn thờ tổ tiên cho sạch sẽ thì trước tiên bản  thân gia chủ phải tắm giặt sạch sẽ trước. Tiếp đến là hãy chuẩn bị một đĩa hoa quả và thắp hương để cúng và báo cho ông bà tổ tiên. Nói rằng ngày hôm này là ngày sẽ dọn bàn thờ mời tổ tiên cùng thần linh tạm thời chịu khó dời sang một bên. Để con cháu có thể tiến hành dọn dẹp, ai cũng có thể dọn dẹp tuy nhiên phải là người có tính tỉ mỉ, cẩn thận. Nhằm tránh làm đổ vỡ vật phẩm, đồ thờ quý hay ảnh gia tiên.

Gia chủ phải thắp hương xin phép ông bà tổ tiên cùng thần linh rồi mới lau dọn bàn thờ (ảnh minh họa).
Gia chủ phải thắp hương xin phép ông bà tổ tiên cùng thần linh rồi mới lau dọn bàn thờ (ảnh minh họa).

Vật dụng cần chuẩn bị để lau dọn

Đầu tiên, gia chủ phải chuẩn bị một cái khăn lau bàn thờ sạch sẽ chuyên dùng hoặc có thể dùng chổi hay khăn mới.

Tiếp đó, cần chuẩn bị nước để dọn rửa bàn thờ là nước gồm tổng hợp các nguyên liệu. Cụ thể như đinh hương, bạch đàn, quế, gỗ vang, hồi hoặc có thể lấy rượu gừng để làm sạch đồ thờ cúng. Có thể mua về rửa sạch rồi cho vào nồi nước khoảng 1,5 lít rồi đun sôi để ấm rồi dùng nước đó để lau bàn thờ. Cũng có thể ra chợ mua 1 gói thảo dược với giá chỉ khoảng từ vài chục nghìn đồng để về lau dọn bàn thờ.

Gia chủ nên nhớ kỹ nếu bàn thờ có đặt chung bài vị tổ tiên và các thần thì phải tránh để lẫn lộn. Chuẩn bị giấy đỏ hay một chiếc bàn bên trên có tấm vải để đặt bài vị. Khi hạ bài vị, bát hương cùng các đồ thờ cúng xuống phải để vào nơi sạch sẽ đã chuẩn bị trước đó. Sau đó mời thực hiện lau rủa bàn thờ, đồ cúng cho sạch.

Quy tắc lau dọn

Theo lời khuyên của các nhà chuyên gia tâm linh, gia chủ nên nhớ phải lau dọn bàn thờ từ cao đến thấp. Đồng thời, khi lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh làm hỏng như bay màu sơn hay xước. Không nên sử dụng rượu, hóa chất hay cồn để lau tượng đồng nếu không tướng sẽ bị ô xi hóa và bị xỉn màu.

Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ cố định, không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, nước hoa, ngũ vị hương, phun rượu pha gừng giã nhỏ… lau cho sạch. Không để trong quá trình lau dọn bát hương hay bức tượng bị xê dịch.

Nếu không có thể khiến cho tấm lòng thành của gia chủ không được công nhận và gặp tai họa cho gia đình. Bởi vì như chúng ta biết, bát hương là nơi hội tụ tâm thức là sợi dây liên kết giữa cõi âm với cõi trần. Cho nên không được cố ý di chuyển bát hương bừa bãi. Trường hợp vô tình bị di chuyển trong quá trình dọn dẹp thì phải để lại ngay ở vị trí cũ và sám hối lỗi của mình liền.

Nên làm sạch bụi  ở bàn thờ bằng cách thường xuyên tỉa chân hương, tránh tình trạng để qua nhiều chân hương. Gây ra bụi bẩn cho bàn thờ và cần phải thay nước ở các bình hoa và nước cúng. Nên nhớ không để tình trạng hoa héo ở trên bàn thờ, cần thay ngay nếu thấy hoa đã héo.

Nên nhớ rằng, việc lau dọn phải nghiêm túc và thành tâm. Sau đó cuối cùng, gia chủ hãy thắp 3 nén hương và mời tổ tiên cùng thần linh về quy tụ sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ xong.

Trên đây là bài viết chúng tôi đã giải đáp vấn đề thắc mắc của mọi người. Có nên hay không dọn bàn thờ tổ tiên trước khi cúng Ông công ông Táo. Hy vọng qua bài viết này, mọi người có cách hiểu đúng hơn về việc lau dọn bàn thờ tổ tiên. Để tỏ lòng thành kính và tôn nghiêm của mình với ông bà tổ tiên. Mang lại may mắn và hạnh phúc cho gia đình.