Nguồn gốc của bệnh tật

Chia sẻ ngay

Bệnh tật là gì?

Bệnh tật là sự rối loạn của cơ thể hay tâm trí con người. Tất cả bệnh tật đều có ảnh hưởng đến hầu hết những hình thái sống của con người; kể cả những loài động vật, thực vật, và những sinh vật có một tế bào đơn độc.
Trong con người và những động vật khác, những bệnh tật là nguyên nhân chính yếu gây ra sự đau khổ, sự ốm yếu tàn tật, và sự chết. Trong thực vật, những bệnh tật gây nên sự tàn phá mùa màng, vườn cây, và làm giảm bớt sự thu hoạch trong việc trồng trọt.
Theo y học, bệnh tật của con người đến từ những nguyên do: nội thể, ngoại giới, và một số đặc biệt khác.
Theo bệnh lý học, bệnh tật nói chung được chia làm 2 loại như: truyền nhiễm và không truyền nhiễm:
1-Bệnh truyền nhiễm xảy ra khi một mầm mống lây bệnh như vi khuẩn (bacteria) hay siêu vi khuẩn (viruses), có cơ hội xâm nhập vào cơ thể để phát tác, gây tổn thương những tế bào, rồi tàn phá những mô tầng, và chúng gia tăng sinh sản. Chúng có khả năng truyền bệnh từ người này đến người khác, do nhiều cách khác nhau.
2-Bệnh không truyền nhiễm xảy ra không bởi những mầm mống lây bệnh. Nói chung gồm có những bệnh: di truyền; ung thư; bệnh biến thể sinh hóa vì thiếu dinh dưỡng, hay rối loạn các tuyến nội tiết; bệnh rối loạn hệ thống miễn nhiễm; bệnh về nghề nghiệp và môi sinh; bệnh về tuổi già yếu.
Việc trị bệnh thường căn cứ trên những hiện tượng của triệu chứng, để xác định loại bệnh chứng đang xuất hiện, sau đó việc điều trị mới được áp dụng.
Trái lại, việc phòng bệnh nhằm mục đích ngăn ngừa, không để bệnh chứng xảy ra, hay chẩn đoán để sớm biết, và tiêu diệt bệnh chứng chưa hay vừa mới chớm nở trong giai đoạn sơ khởi.
Theo khảo cổ học, những bệnh tật đã xuất hiện từ khi có sự sống của các loài sinh vật. Bằng chứng qua những nghiên cứu, về những xác ướp người Ai Cập, có hai ngàn năm (2,000.) trước đây, các nhà khoa học đã tìm thấy sự hiện diện của nhiều bệnh tật trong những xác ướp này, giống như những bệnh tật gây ra ở con người hiện nay.
Tuy nhiên, những bệnh tật cũng có nhiều thay đổi qua thời gian. Hơn nữa những thay đổi trong cách sống của con người thời đại cũng đã ảnh hưởng đến những mẫu loại bệnh tật thế giới.
Thí dụ, hiện nay, việc du hành cao tốc quốc tế là phương tiện giúp cho việc truyền nhiễm bệnh tật nhanh chóng, và nhiều hơn lúc xưa. Bằng chứng là bệnh AIDS, một loại bệnh hiện đại đã được các bác sĩ khám phá đầu tiên tại Hoa Kỳ, vào đầu thập niên 1980’s. Sau đó, bệnh AIDS đã trở nên một bệnh dịch truyền nhiễm nhanh chóng, và lan rộng trên khắp thế giới.
Từ xưa đến nay, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, để tìm hiểu cách thức thay đổi của những bệnh chứng, đối với con người. Ngoài ra, họ còn nghiên cứu những mô hình về những sự nhiễm bệnh, những thay đổi về dân số, và đời sống xã hội con người.
Từ đó, họ đã khám phá ra những sự hiểu biết mới vào trong những vấn đề như: vai trò của Genes, sự ảnh hưởng của môi trường, những hậu quả của tuổi già.
Với những cố gắng nghiên cứu không ngừng về bệnh tật, các nhà khoa học hy vọng rằng những khám phá hữu ích trong quá khứ sẽ là những động cơ thúc đẩy giúp họ đạt được những thành công tiến bộ hơn trong tương lai.

Quan Điểm Hòa Thượng Tịnh không

Trong tất cả mọi bệnh tật, chúng ta biết nguồn gốc của bệnh tật quy nạp lại không ngoài ba phương diện:

– Thứ nhất là ăn uống sinh hoạt không điều độ, ngày nay chúng ta gọi là không vệ sinh, dẫn đến bệnh tật. Bệnh này là phải tìm thầy thuốc, thuốc men có thể giúp đỡ được.

– Thứ hai là oan gia trái chủ tìm đến. Giống như quốc sư Ngộ Đạt bị mụt ghẻ hình mặt người, đây là thuộc loại này. Trong Phật pháp gọi là “phi nhân”, người thế gian gọi là bị oan quỷ nhập.

Chúng tôi ở trong và ngoài nước thường hay gặp sự việc này, họ đến tìm tôi. Gặp phải trường hợp này thì phải làm thế nào? Bị những loại oan quỷ này nhập, chúng ta phải hòa giải. Phàm là gặp phải loại này, đi khám bệnh uống thuốc chỉ là giúp được chút ít thôi, chắc chắn không thể trị khỏi. Việc quan trọng nhất là tụng kinh bái sám để hòa giải, như “Lương Hoàng Sám”, “Từ Bi Tam Muội Thủy Sám”, những loại này là thuộc về hòa giải. Nếu đối phương tiếp nhận hòa giải thì họ liền đi, bệnh của bạn sẽ khỏi ngay.

– Thứ ba là bệnh nghiệp chướng. Đây không phải oan gia đối đầu, mà là bản thân tạo tội nghiệp quá nhiều nên bị nghiệp báo. Bệnh này rất phiền phức, thuốc men không thể chữa trị, hòa giải cũng không được. Phật dạy chúng ta sám hối, trong Thập Đại Nguyện Vương, Bồ-tát Phổ Hiền nói là “sám trừ nghiệp chướng”. Sám từ đâu vậy? Sám từ trong tâm, đoạn ác tu thiện, sửa chữa lỗi lầm, thì bệnh này liền có cơ hội chuyển biến, chuyển nguy thành an.

Hai loại bệnh phía sau này, dùng phương pháp đoạn ác tu thiện đều vô cùng có hiệu quả. Đặc biệt một người thật sự quay đầu, biết được mình khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đã sai rồi, triệt để sửa chữa lỗi lầm thì bệnh nghiệp chướng sẽ được tiêu trừ, tức là oan gia trái chủ cũng sẽ không tìm bạn kiếm chuyện nữa. Người thiện thì mỗi niệm vì xã hội, mỗi niệm vì chúng sanh, cho nên “phi nhân” cũng được phước. Họ không những không hại bạn mà còn đến bảo vệ bạn. Cho nên, trong đồng tu chúng ta khi đang niệm Phật, tụng kinh, cảm giác bên cạnh có những phi nhân này, thậm chí là tự mình thấy sởn tóc gáy thì không nên sợ hãi. Quả thật là bên cạnh bạn có, có thể cũng không phải là ít, nếu ít, bạn sẽ không có cảm giác rõ rệt như vậy. Vào lúc này, bạn chân thành niệm Phật, tụng kinh hồi hướng cho họ, chính là bạn đang siêu độ họ. Đọc kinh cho họ nghe, họ nghe xong sẽ giác ngộ. Giống như trước đây, Thiền tông Đại sư Huệ Năng tình cờ đi ngang qua cửa sổ nhà người ta, trong nhà có người tụng kinh Kim Cang, Ngài vừa nghe qua liền hiểu rõ, Ngài liền giác ngộ. Trong cõi quỷ, có rất nhiều quỷ thần thích nghe kinh, cho nên bạn sẽ thường được sự bảo vệ của thiên địa quỷ thần, trong cửa Phật chúng ta nói là thần hộ pháp, thần hộ pháp phù hộ bạn.

Trích Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh giảng giải_ Tập 17.
Hòa Thượng Tịnh Không