12 luật nhân quả trong cuộc đời

Chia sẻ ngay

Nhân quả là gì?

Nhân quả theo chữ Hán có nghĩa là hạt giống và bông trái. Ở đây chúng ta nên hiểu nghĩa nhân quả là hành động và kết quả của hành động. Để dễ hiểu, chúng tôi cho một ví dụ: Nếu chúng ta lấy một hạt cam gieo trồng xuống đất, hạt cam lên thành cây cam, cây cam lớn lên cho ta những quả cam ngọt, đó là nhân và quả của cây cam. Nếu ta lấy một hạt chanh đem ươm trồng, hạt chanh lên thành cây và cho những trái chanh chua, đó là nhân và quả của cây chanh. Hai ví dụ trên cho chúng ta thấy nhân nào thì quả nấy, hạt cam sẽ cho trái cam ngọt, hạt chanh sẽ cho trái chanh chua.

Hành động của chúng ta cũng vậy, nếu hành động ác là nhân ác, kết quả của hành động ác thì chúng ta sẽ phải thọ chịu quả khổ đau như chúng tôi đã nói ở trên. Ngược lại, hành động thiện sẽ mang đến hạnh phúc, an vui cho chúng ta. Để làm sáng tỏ luật nhân quả, chúng tôi xin lập lại:

Nếu chúng ta làm một điều ác, thì kết quả sẽ đem đến không những cho chúng ta, mà còn cho nhiều người khác những sự khổ đau, phiền muộn, tức giận, hận thù, oán ghét, tạo ra nhiều điều tội lỗi, v.v… Nếu chúng ta làm một điều thiện, thì kết quả sẽ mang đến không những cho chúng ta, mà còn cho nhiều người khác sự an vui, hạnh phúc.

Do hành động chúng ta làm ra, thì chúng ta phải chịu lấy trách nhiệm về hành động đó, nên gọi là luật. Chứ ở đây không có một Đấng Tạo Hoá, một ông Ngọc Hoàng, Thượng Đế, hay bất cứ một con người nào chế ra định luật nhân quả này, để bắt buộc chúng ta phải thi hành. Luật nhân quả không có người thi hành bắt bớ, phạt vạ hoặc giam cầm tù tội ai cả, nhưng nó phán xét rất công minh và xử phạt rất công lý do toà án lương tâm của mỗi người. Vì thế, luật nhân quả rất công bằng, không thiên vị một ai. “Ai làm ác thì phải gặt lấy quả khổ đau”, khi thời tiết nhân duyên đến.

Luật nhân quả này không có một người nào bắt buộc chúng ta thi hành được, mà chỉ có sự khổ đau và sự an vui của chúng ta mới bắt buộc chúng ta phải thi hành nó. Bởi vì, con người ai cũng muốn sống an vui, hạnh phúc, chứ không có mấy ai muốn sống khổ đau bao giờ. Vì thế, chúng ta tự bắt buộc chúng ta làm thiện, sống thiện để sống được an vui, hạnh phúc. Chính vì vậy, chúng ta mới thấy được lòng người sợ khổ, ưa vui. Còn nếu ngược lại, chúng ta ta không làm thiện, không sống thiện, thì sự an vui, hạnh phúc sẽ không đạt thành, và vì vậy chúng ta phải sống khổ đau.

Luật mà không có ai có quyền thi hành, bắt buộc phạt vạ mình, mà mình phải chịu sự trừng phạt của luật ấy rất công minh chánh trực như trên chúng tôi đã nói: “Luật nhân quả là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ, để quân bình trật tự an toàn của các hành tinh trong không gian”. Vì thế, luật nhân quả là một đạo luật của vũ trụ được đặt ra để quân bình trật tự vạn vật trong vũ trụ.

(Trích từ sách “Đạo đức làm người” tập 2)

 

Dưới đây là 12 luật nhân quả báo ứng có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người.

12 luật nhân quả trong cuộc đời

1. Người sẵn lòng cho đi sẽ khiến phúc báo càng ngày càng đến nhiều.

Người ta thường nói khi cho đi thì đừng suy nghĩ thiệt hơn điều này hoàn toàn đúng bởi một khi bạn đã cho đi là một điều tốt. Như câu thành ngữ “Ông trời không lấy đi của ai tất cả thứ gì”. Chính vì vậy khi bạn cho đi thì chắc chắn sẽ đến một ngày bạn sẽ được nhận lại. Tương tự nếu bạn cho đi quả ngọt bạn sẽ thu về quả ngọt và nếu bạn cho đi quả đắng bạn sẽ nhận lại quả đắng.

2. Người biết cảm ơn, sẽ khiến thuận lợi càng ngày càng nhiều hơn.

Lời cảm ơn đôi khi lại là lời nói dễ dàng nhất để thể hiện sự biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình dù nó chỉ là 2 từ nhưng lại mang ý nghĩa cực lớn. Nhưng một số người lại không thể nói được hai từ “Cảm ơn” này đối với những người đã giúp đỡ mình. Điều này, quả thực mà nói đối với chính người đã giúp đỡ dù không mong nhận lại cũng sẽ cảm thấy không vui bởi họ không biết việc giúp đỡ của họ có mang lại lợi ích cho người kia không.

3. Hay giúp đỡ người khác thì quý nhân sẽ càng ngày càng nhiều.

Giúp một việc nhỏ cũng là giúp, giúp nhiều việc thì càng quý. Bởi nếu bạn giúp đỡ họ hơn một lần thi người kia dù có ích kỷ đến đâu cũng sẽ suy nghĩ về những lần bạn đã giúp đỡ họ mà quay trở lại giúp đỡ bạn khi bạn cần. Chính vì vậy, hãy giúp đỡ nhiều người nhất bạn có thể và giúp hết mình nhé.

4. Người hay phàn nàn sẽ càng ngày càng có nhiều phiền não.

Khi gặp việc khó khăn hãy cố gắng việc qua, phàn nàn cũng được nhưng chỉ nên phàn nàn 1 lần và tiếp tục thực hiện công việc của mình. Nếu như bạn phàn nàn quá nhiều thì khi đó chính tâm trí của bạn sẽ bị ảnh hưởng và tự cho việc đó quá khó khăn không thể vượt qua được.

5. Người biết đủ, biết thỏa mãn sẽ càng ngày càng có nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc.

Chẳng có gì hạnh phúc bằng việc tự hạnh phúc với những gì mình đang có. Khi bạn đang có người yêu thương, có một công việc ổn định hãy biết tự hài lòng bởi nếu không bạn sẽ luôn cảm thấy thua thiệt người khác về mặt này hay mặt khác như vậy sẽ chỉ tự làm khổ mình.

6. Người chỉ biết trốn tránh thất bại, thử thách, thì thường thất bại càng đến nhiều hơn.

Gặp khó khăn hãy đối diện với nó, điều này nói dễ nhưng để làm được thì lại rất khó. Nhưng khi bạn đã chấp nhận đứng dậy sau những thất bại thì bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, khi đó bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng dành cho mình.

7. Người biết chia sẻ với người khác, sẽ càng ngày càng có nhiều bạn.

Lắng nghe luôn là một sự động viên lớn, không phải ai trong cuộc sống cũng luôn gặp may mắn, cũng có lúc thăng trầm chính những này họ cần một người lắng nghe và có thể chia sẻ với họ. Vậy nên hãy lắng nghe khi một người bạn nào đó cần bạn chia sẻ, động viên, đừng bỏ rơi họ một mình.

8. Người hay giận giữ, bực bội, bệnh tật sẽ sinh ra càng ngày càng nhiều.

Giữ cho tâm tịnh , khi giận dữ hãy nói ra đừng giữ ở trong lòng như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy ức chế và sớm muộn gì cũng sinh ra bệnh, vậy người mới có câu “bệnh từ trong tâm”

9. Ưa thích chiếm tiện nghi sẽ khiến cuộc đời càng ngày càng nghèo khó.

(Diễn giải chiếm tiện nghi: ý nói đến việc chỉ muốn hưởng lợi trong khi chi phí thì người khác phải chịu). Không lao động mà cũng nào cũng chỉ muốn hưởng sung sướng là điều khó chấp nhận bởi chỉ có làm việc hết mình mới thu lại được thành quả do mình làm ra.

10. Người hay dùng tiền tài giúp người khác, phú quý sẽ đến nhiều hơn.

Làm từ thiện cũng là một cách giúp đỡ người khác. Khi gặp một trường hợp khó khăn nào mà bạn có thể giúp đỡ được thì hãy giúp đỡ họ. Đó chính là tích đức và khi cho đi thì bạn sẽ lại cho thêm hạnh phúc trong cuộc sống.

11. Người chỉ ưa thích được hưởng phúc, thường sẽ bị nhiều khổ đau.

Trong cuộc đời, không phải lúc nao cũng chỉ có hạnh phúc mà đôi khi đó còn là niềm đau và sự mất mát. Đôi khi trải qua đau khổ rồi con người mới cảm nhận được hạnh phúc biết trân quý nó.

12. Người chăm chỉ học tập sẽ khiến trí tuệ ngày càng phong phú.

Khi học tập chăm chỉ bạn thực sự lĩnh hội được kiến thức và mở rộng tri thức và tầm nhìn cho chính mình.

Và trong cuộc sống đừng để mình “đắm chìm” vào những điều dưới đây. Bởi nó sẽ khiến bạn khó có đường quay đầu trở lại!
Mê: Đừng mê quá sâu! Nếu mê quá sâu sẽ khó thức tỉnh.
Lời nói: Đừng nói quá tận, nói đến cùng! Nói tận rồi sẽ không thể linh hoạt khéo léo.
Việc: Đừng làm quá tuyệt, quá tận! Nếu làm quá tuyệt, quá tận rồi sẽ khó có đường tiến lui.
Tình: Đừng đắm chìm quá sâu! Đắm chìm sâu rồi sẽ khó kiềm chế, khó thoát ra.
Lợi: Đừng coi quá nặng! Đặt nặng rồi sẽ khó sáng suốt.
Người: Đừng quá giả! Quá giả rồi sẽ khó thổ lộ tâm tình.
Đạo lý đơn giản là vậy nhưng người làm được cũng không phải là nhiều. Ai có thể làm được, người ấy có thể sống một cuộc đời thong dong, tự tại, nhẹ nhàng và thoát tục!