Hiểu đúng về thần tài nhằm thờ đúng đem lại may mắn

Chia sẻ ngay

Tượng thần tài phần lớn đều chia làm hai loại là “Chính thần tài” và Tà thần tài”: Chính thần tài có thể phân làm hai loại: Văn thần tài và Vũ thần tài.

Tà thần tài như: Phật tứ diện, Xa công nguyên soái…

8-than-tai

Phân loại Văn thần tài:

Văn thần tài có thể phân làm hai loại: tam tinh Phúc lộc Thọ và Tài cầm tinh quân tam tinh Phúc lộc Thọ. Phần lớn mọi người đều thích bày đặt thần tài như sau, nếu đặt ở tài vị, tiền tài lập tức sẽ cuồn cuộn chảy về.

– Phúc tinh: Tay ôm đứa trẻ, tượng trưng cho phúc khí lâm môn.

– Lộc tinh: Tay ôm gậy như ý, toàn thân mặc quan phục lộng lẫy, tượng trưng cho thăng quan tiến chức, tài lộc tăng thêm.

– Thọ tinh: Tay cầm quả thọ đào, tượng trưng cho trường thọ an khang.

Thực ra trong tam tinh Phúc Lộc Thọ chỉ có Lộc tinh là Văn thần tài chính trực, hai vị thần còn lại là để tăng thêm phúc và thọ. Nếu đặt cả ba vị thì có thể hình thành nên mộ cung chiếu tam tinh, mãn đường cát khánh (ba sao cùng chiêu vào huyệt, phúc lộc khắp nhà), tài vận tự nhiên được tăng cường.

Văn thần tài Tỷ Can: Theo truyền thuyết, Tỷ Can là một trung thần của triều nhà Thương, thiên đế vì thương ông là trung trinh, không hề tính toán tư lợi mà phong làm “thần tài”. Tỷ Can là một quan văn, nên được gọi là Văn thần tài.

Thần tài trí tuệ Phạm Lãi: Phạm Lãi cả đời vất vả tạo dựng sự nghiệp, tích kim thành vạn, giỏi về kinh doanh, tiền tài cho nên được gọi là Văn thần tài.

Phân loại Vũ thần tài

Vũ thần tài có hai loại: Quan Công và Triệu Công Minh.

Quan Công còn có tên là Quan Vân Trường, là một tướng võ trong thời đại Tam Quốc, kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị và Trương Phi. Hình tượng uy phong, trung chính can trường, có thể đặt trấn trạch cầu hình an và cầu tài lộc.

Quan Công có hai hình thức:

Hồng y – Có thể đặt trong nhà, giữ gia trạch bình an.

Sắc y – có thể đặt ở trong các cửa hàng để chiêu tài.

Triệu Công Minh còn có tên là Triệu Huyền Đàn, là một tướng võ, có thể phục hổ giết quỷ, cũng được gọi là Vũ thần tài có thể chiêu tài hoá hung, bảo vệ gia trạch bình an.

Tà thần tài

Chủ yếu chỉ có một loại: chính là Tứ diện Phật. Tứ diện Phật là một vị thần của Bà la môn, còn gọi là Thần bốn mặt. Tứ diện Phật nắm việc quản lý tất cả các sự việc trên nhân gian, bốn mặt của Phật đều không giống nhau. Có một cách nói là: Bốn mặt lần lượt đại diện cho sự nghiệp, tình ái, sức khỏe và tài vận.

Mặt chính của Phật là cầu làm ăn phát đạt, mặt bên trái cầu nhân duyên như ý, mặt phải cầu sự bình an mạnh khỏe, mặt sau cầu chiêu tài tiến bảo, lại có cách nói khác cho rằng: Bốn mặt đó đại diện cho từ, bi, hỷ, xả, v.v… Phàm là cầu xin những người trên trời thì cũng cần phải cẩn tu bốn loại công đức. Phật bốn mặt không được đặt trên bàn thờ kiểu hộp, bởi vì Phật bốn mặt phải nhìn được bao quát xung quanh bốn phía mới có hiệu quả. Nếu như thờ cúng trong khám thờ thần thì hiệu quả càng giảm, càng không nên.

Thông thường Phật bốn mắt được đặt trong vườn hoa, dùng khung thủy tinh có nắp mà thờ cúng, hoặc đặt giữa khoảng không thờ cúng cũng được. Có như vậy, Phật mới có thể bao quát đều bốn mặt, hiệu quả chiêu tài trị hung mới cao.