Tìm hiểu về nghi lễ cưới hỏi truyền thống người Việt

Chia sẻ ngay

Ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc, hôn nhân của người Việt có những lễ tục trong hôn lễ sau.Để tiến tới hôn nhân thì hai gia đình phải trải qua các lễ sau:

Lễ cắt tiền duyên

Trước đây, khi một người con trai và một người con gái có ý định kết duyên với nhau, nhưng do những trục
trặc nào đó duyên nợ không thành. Người xưa cho rằng nguyên nhân do kiếp trước hai người đã là vợ chồng nhưng đôi bên ngang trái không sống cùng nhau trọn đời,cho nên người chồng (hoặc người vợ) kiếp trước chưa đi đầu thai còn theo ám ảnh. Do đó cần cúng giải sự theo đuổi của vong hồn người khuất, gọi là lễ cúng duyên kiếp trước hay là lễ cắt tiền duyên.

Trong lễ này, người ta thường mời nhà sư đến tụng kinh siêu độ cho những người này.
Lễ vật cúng lễ này thường là đồ mã (để hóa khi kết thúc buổi lễ), có một hình nhân thế mạng (là nam hoặc nữ) để “cưới” cho người vợ hoặc chồng kiếp trước của người làm lễ. Việc làm này có thể làm an lòng họ để họ không gây cản trở trong việc hôn nhân kiếp này.

Khi mọi việc đã ổn thoả, cả hai gia đình bên nhà trai và bên nhà gái quyết định hôn lễ cho đôi nam nữ Tục xưa quy định trong việc cưới xin gồm 6 nghi lễ. Nêu nhà trai không lo được chu đáo, thì cô dâu chưa về nhít chồng. Sáu lễ đó là:

Chạm ngõ (còn gọi là Nạp thái): Là đưa lễ vật đên nhà gái để ngỏ ý nhà trai đã chọn được một cô con gái vừa ý của gia đình nhà gái, tục này có nơi gọi là chạm mặt hay dạm vợ.

Ăn hỏi (còn gọi là Vấn danh): Mục đích lễ này là để nhà trai hỏi rõ tên tuổi của người con gái và của người mẹ cô gái để biết rõ hơn về thân thê và sự giáo dục con cái của gia đình.

Bói quẻ tốt (còn gọi là Nạp cát); Sau lễ Vấn danh nhà trai đi xem bói để chọn quẻ tốt về hôn nhân của đôi trai gái, lập tức báo cho nhà gái biết.

Định ngày cưới (còn gọi là Thỉnh kỳ): Mục đích lỗ này là nhà trai xin ý kiến nhà gái về việc định ngày, giờ tổ chức lễ cưới theo ngày tháng tốt.

Lễ cưới (còn gọi là Nạp tệ): Nhà trai đưa sính lễ tối nhà gái, đã được sự thoả thuận của nhà gái.

Đón dâu (còn gọi là Thân nghinh): Lễ đón dâu về nhà trai

Tục quy định hôn lễ được tiến hành tuần tự theo 6 lễ trong đời sống thực tế hiện nay, để giản tiện
( người ta đã rút gọn trong 3 lễ. Đó là lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Đối với gia đình hai bên thông cảm cho nhau, hoặc thực tế gia đình xa xôi, đi lại khó khăn thì người ta còn bỏ lễ chạm ngõ.

Chạm ngõ

Sau khi hai bên gia đình trai gái thỏa thuận cưới,gả , bà mối sẽ hẹn ngày với bên nhà gái đế đưa cha mẹ và chú rễ đem lễ vật trầu cau đến nhà gái xin đính ước.
Theo phong tục xưa thường phải chọn ngày tốt, tức là ngày âm dương bất tương, thì vợ chồng sau này ăn ở mới thuận hòa, để tiến hành lễ chạm ngõ. Trong ngày chạm ngõ, nhà trai sắm một lễ mọn cúng cáo tổ tiên báo công việc trăm năm của chàng trai. Sau trai sửa một lễ đưa sang nhà gái. Lễ gồm một cơi trầu têm cánh phượng, cau bổ tư bẻ cánh tiên. Nhà khá giả đưa cả buồng cau, mười mớ trầu, mứt sen, nhà trai còn biếu bánh khảo và các loại bánh khác được ưa chuộng .Có thể lễ vật tuy ít, nhưng cốt ơ tấm lòng thành của nhà trai.

Dẫn đầu đoàn người đi chạm ngõ gồm bà mối, bà mẹ, bà dì, bà cô của chú rể. Các cô gái (nay là nam giới chưa vợ) chưa chồng trong họ tộc, đội các mâm quả hoặc bưng khay trầu đi trước, sau đó mới đến nam hoặc nữ thanh niên trong đó có chú rể.

Lễ được chia làm 2 phần: Phần nhiều đặt lên bàn thờ và cha cô dâu sẽ khấn vái tổ tiên về ngày mà con cháu họ sắp lập gia đình. Phần còn lại đưa về nhà ông cậu của cô gái, để lễ gia tiên bên ngoại.
Trước khi nhà trai ra về nhà gái lại quả một phần.

Nhiều gia đình không làm lễ chạm ngõ mà họ lại ghép vào chung vối lễ ăn hỏi.
Theo tục xưa, trong lễ chạm ngõ, nhà trai đưa cho nhà gái một tờ hoa tiên, trong đó ghi tên tuổi ngày sinh tháng đẻ của chú rể đế nhà gái xem xét và chấp nhận cho việc đính hôn.

Lễ chạm ngõ thực chất là cuộc đính hôn, nên sau ngày đó nhà trai thường qua lại nhà gái để tỏ tình thân mật và bàn tính chuyện ăn hỏi sắp đến.

Lê ăn hỏi

Đây là một lễ rất trọng thể, chính thức trước khi cưới. Vào ngày này, bà moi đưa cha mẹ chàng trai, chú rể và các họ hàng thân thuộc đem lễ vật như: cau trầu, rượu chè, mứt sen, bánh trái đến nhà gái để làm lễ cáo gia tiên. Sau đó nhà gái đem lễ vật này chia phần cho họ hàng, bạn bè thân hữu, hàng xóm để báo cho mọi người biết là nhà mình đã quyết định cho con gái đi lấy chồng, không có gì thay đổi.

Lễ ăn hỏi cũng phải được xem để chọn được ngày giờ tốt nhà gái. Lễ vật phải đủ cau trầu, trà, để biếu các bôn nội ngoại, bạn bè. Ngày nay lễ ăn hỏi còn kèm theo thuốc lá, bánh cốm, su sê.

Sau lễ ăn hỏi là việc bái hỷ và chia trầu. Mỗi lễ đem I bia gồm: một lá trầu, một quả cau, chút hạt mứt sen, một gói trà. Tất cả những thứ này được đặt trong giấy hóng điều, gấp thành hình hộp vuông mỗi chiều khoảng 6cm, dày độ 2cm. Trên hộp vuông ấy, dán hình chữ hý dược cắt từ giấy bạc tráng kim.

Ngày nay nhiều nhà chia lễ ăn hỏi ngoài trầu cau, mứt sen, trà còn có thêm một chiếc bánh cốm được đựng vào làn, đến nhà nào, người chia lễ, lấy trong làn ra một chiếc đĩa và đặt mọi thứ lên đĩa đó và mấy lời với gia chủ báo tin vui của gia đình mình sắp tới, kèm một thiếp mòi đến dự ngày cưới. Trong thiếp mời, nếu gia đình thân thiết, bạn bè, họ hàng thì có kèm thêm thiếp dùng cơm chia vui với gia đình.3-nghi-le-quan-trong-trong-dam-cuoi

Xưa kia thiếp mời là một tờ giấy đỏ vẩy nhũ vàng. Nhờ người chữ đẹp, dùng mực tàu đen nhánh đế viết rất bay bướm như rồng bay phượng múa. Đối với gia đình Mgliòo, khi chia lễ ăn hỏi, người ta mời miệng luôn.

Trong ngày lễ ăn hỏi, hai họ cũng phải xem ngày để định ngày tổ chức cưới cho đôi trẻ. Đây là một ngày hết sức hệ trọng trong đời của một con người, nên việc xem ngày giờ rất kỹ lưỡng và phải được cả hai gia đình của hai họ đồng ý.
Người xưa chọn ngày tổ chức cưới cho con là ngày bất tương, thiên đức, thiên hỷ, nguyệt đức… giờ đón dâu phải là hoàng đạo.

Sau lễ ăn hỏi, qua bà mối nhà trai sẽ biết nhà gái thách gì để chuẩn bị sắm lễ. Nhà nghèo đưa lễ mặn, mỗi lễ gồm một con gà, một đĩa xôi, cau trầu và rượu, một đôi quan tiền. Những nhà khá giả hơn thì thách cưới nhiều hơn. Việc thách cưới tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế từng gia đình. Sau khi hai gia đình nhà trai và nhà gái thảo luận, bàn bạc để đi đến thống nhất, nhà trai sẽ định ngày dẫn lễ.

Đến ngày dẫn lễ, sáng sóm ra nhà trai phải sắm lễ cúng cáo gia tiên. Sau đó đoàn dẫn lễ mang đồ lễ sang nhà gái. Đi đầu là những người mang trầu cau, bánh trái, hạt sen, trà ướp; tiếp theo là đồ mặn: Nhà nghèo chỉ cần xôi, gà; nhà giàu có khá giả thì mâm xôi, lợn quay.

Xong việc dẫn lễ, cả nhà trai lẫn nhà gái bắt tay vào việc chuẩn bị cưới cho đôi trẻ.
Việc đưa dâu cần phải chọn ngày lành tháng tốt, vì người xưa tin rằng “có kiêng có lành”. Chọn ngày giờ tốt cho việc đưa dâu, không phải là một sự mê tín như nhiều người nghĩ, mà chỉ là sự mong muốn cho con cái gặp điều may mắn.
Trong cuốn “Việt Nam phong tục” của Phan Kê Bính viết rằng: “Ta không nên tin vào việc xem ngày giờ, nhưng cũng không nên bài bác thẳng thừng”, trong đó ông còn hướng dẫn tỉ mỉ cách cưới xin, ông chỉ khuyên, cũng không can ngăn. Ồng cho rằng, đây phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người. Nhưng tất cả đều có chung một mong ước là mong muốn cho con cháu gặp nhiều may mắn, tốt lành, tránh được mọi rủi ro, tai ương về sau.

Hiện nay lễ hỏi vẫn còn tồn tại, nhiều gia đình muôn đơn giản thường tiến hành lễ hỏi trước ngày tổ chức cưới khoảng một tuần, mười ngày, đế tiện cho việc biếu quà, gửi luôn thiếp mời dự tiệc cưới cho bạn bè, họ hàng…