Cách sử dụng lộc bà chúa xứ Châu Đốc

Chia sẻ ngay

Dân làm ăn, nhất là các sếp đặc biệt dân vùng sông nước miền Nam không thể nào không nghe, không một lần nghe tiếng Bà Chúa Xứ và sự hiển linh của Bà đã ban cho dân chúng nơi vùng đất An Giang này, và cho bá gia bá tánh khắp nơi có cuộc sống no ấm, công việc hanh thông. Mới đây nhất sự linh hiển của Bà cho một người khách thân quen là có được em bé vào năm ngoái, với lời hứa nếu có sẽ xuống cúng tạ nhưng khi có lại quên lời hứa đó nên khi mang thai mà bị thai nghén như bị phá thai khi chợt nhớ lại lời hứa đó thì thai khỏe mạnh mà sinh ra dễ dàng.

Lại một gia đình kia ba bị ung thư khấn bà rồi cũng tìm được trúng thầy trúng thuốc …các cuộc xin làm ăn thì cầu được quá bình thường…

Quan trọng nhất là khi đi nên chọn ngày lành tháng tốt để cầu chi tất ứng. (Ai đj không biết ngày giờ nào tốt thì alo sẵn sàng trợ duyên cho nhen). Nếu không biết không tiện gọi thì cúng lúc chánh tý chánh ngọ chánh âm chánh dương 12h trưa, 12h đêm

Ai đi cũng nên xin một BAO LÌ XÌ LỘC BÀ về cho may mắn nha…nói thẳng trong bao có khi là tiền, có khi là tấm áo Bà Mặc cắt ra làm lộc

Cách sử dụng lộc Bà chúa xứ

  • khi rước lộc về nhà, thỉnh lộc bà lên một cái dĩa, sau đó để 4 ly nước suối kế bên, cầm từng ly lên khấn cung nghinh bà về cư gia, cứ mỗi ly nước ta khấn xong ta chế 4 góc nhà
  • sau đó trân trọng đặt lên bàn thờ ở Mẹ Quan Âm chứ không nên để chỗ thờ Ông Địa như các nhà thường làm. Sẽ khinh thường bà, mà ông địa ông thần tài năm đó cũng không về được khánh
  • khi đặt lên thì trong 9 ngày phải thay nước và 3 ngày thay trầu cau 1 lần
  • sau đó ta có thể bỏ bóp hay để bàn thờ nhưng ta nhớ thường xuyên khấn Bà xin độ cho chúng con. Nếu để bàn thờ thì nên đặt thêm quanh bao lộc đó 5 thứ ngũ cốc
  • cuối năm ngày 23 âm lịch hóa bao lộc này

…………..

Chánh điện gồm hai lớp. Lớp trong cùng là nơi thờ Bà Chúa Xứ với tượng Bà bằng đá đặt trên bệ cao, sát hai bên là hai con hạc trắng biểu tượng cốt cách tiên thánh của Bà. Bên phải tượng Bà là một linga cũng bằng đá đặt trên một hương án thờ, gọi là bàn thờ Cậu. Bên trái tượng Bà là hương án thờ một tượng gỗ chạm hình yoni, gọi là bàn thờ Cô. Lớp thứ hai là bàn thờ Hội đồng, sát liền hai tượng chim phượng. Hai bên trái, phải của bàn thờ Hội đồng là bàn thờ Tiền hiền khai khẩn (ở bên trái) và bàn thờ Hậu hiền khai cơ (ở bên phải).

Ngay lối vào chánh điện có đôi câu đối thể hiện quyền lực linh thiêng của Bà trong việc ban phúc, bảo vệ nhân dân.

Nội dung như sau:
求必應試必霛夢中指示
暹可驚清可慕意外難量

Phiên âm:
Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị
Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng
Dịch nghĩa:
Cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo cho biết trong mộng
Người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi

Những bí ẩn quanh bức tượng Bà Chúa Xứ

Truyền thuyết
Truyện xưa kể lại rằng: Những năm 1820 – 1825, Quân Xiêm thường sang nước ta quấy nhiễu, cướp bóc. Mỗi khi giặc đến, người dân quanh vùng lại phải bồng bế nhau chốn chạy lên núi lánh nạn. Có lần quân giặc đuổi theo lên đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Chúng hì hục cậy ra, lấy dây buộc lại dùng đòn khiêng xuống núi để mang về xứ. Nhưng khi bọn chúng mới khiêng đi được một đoạn đường ngắn, lạ thay tượng Bà bỗng dưng nặng trĩu không thể nào nhấc lên được nữa. Khi đó, một tên trong bọn tức giận đập vào cốt tượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay tức khắc hắn bị Bà trừng phạt.

Thời gian sau, Bà thường hiện về xưng là Bà Chúa Xứ, dạy dân làng khiêng xuống núi lập miếu thờ cúng. Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành. Thấy vậy, dân làng họp nhau lên núi khiêng tượng về thờ cúng. Nhưng lạ thay, dù mấy chục thanh niên trai tráng hò nhau gắng sức vẫn không lay chuyến nổi tượng Bà. Trong lúc mọi người đang rất thất vọng, có ý định bỏ dở thì một cô gái trong làng bỗng dưng lên đồng cho biết : “Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng”. Dân làng làm theo lời dạy ấy và qủa đúng thật 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà đi xuống một cách nhẹ nhàng.
Bỗng nhiên khi đi đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng, không thể khiêng nổi thêm một bước nào nữa. Khi đó mọi người đã hiểu rằng, Bà đã chọn nơi đây để an vị nên đã không cố gắng di chuyển đi nữa mà lập miếu thờ cúng chỗ đó.