Cách bày mâm ngũ quả ngày tết 2024

Chia sẻ ngay

Vào ngày cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị đón một năm mới đến. Ngoài những công việc như như dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, chuẩn bị mâm cơm để cúng tất niên. Thì việc bày biện mâm ngũ quả trong ngày tết nguyên đán là điều không thể thiếu trong các gia đình. Tuy nhiên để có được một mâm quả đẹp, mang ý nghĩa thì cách bố trí các loại quả phù hợp, cân xứng nhau là điều rất quan trọng.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt. Lý do vì sao lại gọi là ngũ quả vì số 5 tượng trưng cho mang lại sự sống, đầy đủ. Và đặc biệt năm loại quả tương ứng với thuyết ngũ hành. Bên cạnh đó việc chúng ta bày mâm quả trước tiên là để bày tỏ lòng thành kính tâm ưu của mình với ông bà tổ tiên. Sau là cầu mong bước sang năm mới mọi việc được suôn sẻ, may mắn hơn năm trước. Ngoài ra ngũ quả bày lên bàn thờ được xem là thành quả sau một năm lao động của mọi người. Để đến khi tết đến xuân về vào dịp năm mới dâng lên tỏ lòng biết ơn với các bề trên.

Mỗi loại quả mang một thông điệp riêng, khi cúng sẽ gửi gắm ước nguyện của mình vào đó. Với mong muốn bày tỏ được mong mỏi, hy vọng của mọi người dân có một năm mới sung túc, ấm no, nhiều sức khỏe. Nhiều người thắc mắc nải chuối trong mâm ngũ quả ngày tết tượng trưng cho điều gì? Thì dưới đây là ý nghĩa của từng loại quả mà chúng ta nên biết.

  • Quả Lựu: Tượng trưng cho con đàn cháu đống vì có nhiều hạt.
  • Quả Đào: Thể hiện sự thăng tiến trong mọi việc.
  • Mai: Luôn luôn hạnh phúc, không cô đơn, lẻ loi.
  • Hồng và quýt: Biểu tượng cho sự thành đạt, màu đỏ ứng với Hỏa.
  • Quả phật thủ: Giống như bàn tay của đức Phật, luôn che chở cho số phận con người.
  • Táo: Với mong muốn phú quý.
  • Nải chuối: Hứng lấy những điều may mắn, chở che và bao bọc mọi việc, màu xanh ứng với Mộc.
  • Đu đủ: Luôn mang đến đầy đủ mọi thứ
  • Quả Xoài: Để hi vọng việc tiêu xài không thiếu thốn.
  • Thanh long: Thể hiện được phát tài phát lộc đang đến.
  • Bưởi, dưa hấu: Với thân hình căng tròn, trong mát, hứa hẹn những điều ngọt ngào và may mắn.
  • Quả trứng gà (hay Lê-ki-ma) như hình đào tiên: Lộc trời ban.
  • Sung: Tượng trưng cho sự sung mãn về tiền bạc và sức khỏe.

Cách bày biện mâm quả ngày tết các vùng miền

Khi trang trí mâm ngũ quả gồm những loại trái cây tươi mới và đặc biệt là 5 loại trái cây được bày lên gồm các loại gì? Thì điều đó tùy phong tục và đặc sản từng vùng miền mà cách bày trí mâm ngũ quả cũng khác nhau. Cũng giống như cách bày và bố trí làm mâm ngũ quả vào ngày rằm trung thu. Khi bày quả có thể đặt lên mâm hoặc bày trên cái dĩa to có phần đế cao phía dưới. Để tạo sự uy nghiêm thành kính đối với tổ tông. Dưới đây là cách bày mâm ngũ quả ngày tết Việt Nam theo phong tục cổ truyền ba miền.

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Theo như phong tục miền Bắc, ngũ quả thường có các loại: Bưởi, quýt, chuối, đào, hồng. Có thể thay quả bưởi bằng quả phật thủ tùy theo sở thích của từng nhà. Và đặc biệt không thể thiếu nải chuối màu xanh đặt chính giữa, sau đó là đặt xen kẻ các loại quýt, đào, hồng, hoặc nho lên trên. Tượng trưng mỗi màu sắc của loại quả tương ứng với năm ngũ hành. Khi mâm quả được đặt lên bàn thờ, ta thấy được sự hài hòa về màu sắc và phong phú về ý nghĩa.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Miền Trung với mâm quả dịp Tết

Miền trung là nơi bị ảnh hưởng khí hậu khắc nghiệt nhất so với ba miền. Nơi có những mảnh đất cằn cỗi, các thiên tai để lại, ngày tết thì chuyển sang mùa đông nên càng khó khi các loại quả có thể phát triển. Quan niệm của người dân miền trung chủ yếu là tấm lòng thành tâm. Nên khi bày ngũ quả cũng không theo một quy luật nhất định mà chỉ có gì cúng nấy. Nhưng chuối là loại trái cây không thể không có trên mâm quả không chỉ riêng tết mà các ngày rằm, đầu tháng.

Ngũ quả Tết miền Trung
Ngũ quả Tết miền Trung

Các loại quả ngày tết của miền Nam

Mâm ngũ quả ngày tết miền Nam luôn giữ nguyên với mong muốn: “Cầu sung vừa đủ xài”. Gồm quả sung, mãng cầu xiêm, đu đủ xanh, xoài và quả dừa. Trái hẳn với người miền bắc và miền trung người dân miền nam không bố trí theo quan niệm ngũ hành. Nhưng không bao giờ chọn chuối để dâng lên cúng. Vì từ chuối được phát âm gần giống từ “chúi” có nghĩa là khó khăn, trắc trở.

Mâm ngũ quả ngày Tết miền nam
Mâm ngũ quả ngày Tết miền nam

Ngoài ra, không nhất thiết ngũ quả là 5 mà có thể chưng thêm nhiều loại quả khác. Giúp thêm sinh động và bắt mắt như: Như hồng xiêm, thanh long, quả đào tiên… Bên cạnh mâm quả được bày theo truyền thống như trước đến nay. Thì hiện nay nhiều mâm ngũ quả được trang trí để thêm phần sống động cách điệu, theo phong thủy với các họa tiết được khắc hoặc vẽ lên.