Nhập trạch cần chuẩn bị những gì?

Chia sẻ ngay

Các nghi lễ thủ tục nhập trạch nhà, mang ý nghĩa cầu xin thần linh phù hộ. Cuộc sống, công việc cũng vì thế mà được may mắn, thuận lợi hơn. Vậy cụ thể khi nhập trạch chuyển đến nhà mới cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng tham khảo chi tiết ở nội dung bài viết sau đây.

Khái niệm, ý nghĩa nhập trạch

Nhập trạch là gì? Ý nghĩa nhập trạch mang ý nghĩa như thế nào? Mời bạn hãy tìm hiểu ở nội dung sau đây.

Lễ nhập trạch là gì?

Nhập trạch có ý nghĩa là vào nhà. Như vậy nói một cách đơn giản nhập trạch là dọn vào nhà mới. Lễ nhập trạch cũng giống như việc đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa ở ngôi nhà. Đây chính là nghi lễ rất quan trọng của dân tộc ta.

Ý nghĩa của lễ nhập trạch

Ông bà ta quan niệm, mỗi vùng đất hay khu vực đều có thần linh cao quản. Do đó việc di chuyển đi hay đến chúng ta đều phải làm lễ báo cáo xin phép. Như vậy cuộc sống gia đình mới được thuận hòa, mọi chuyện hanh thông tốt đẹp. Đồng thời, do tổ tiên, thần tài, thổ địa đang được thờ cúng ở nhà cũ. Vì thế khi dọn đi phải xin phép để di chuyển họ vào nhà mới.

Chuẩn bị mâm đồ cúng (lễ vật) nhập trạch

Mâm cúng nhập trạch thông thường sẽ có hương hoa, ngũ quả, mâm thức ăn. Bạn có thể bày chúng cùng mâm lớn, hay làm thành 3 mâm nhỏ. Điều này tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà chuẩn bị gọn nhẹ hay hoành tráng. Quan trọng vẫn là lòng thành, không có chuyện mâm cúng lớn thì sẽ được phù hộ nhiều hơn.

  • Ngũ quả: chọn trái cây ngon theo mùa, ít hoặc nhiều hơn 5 loại cũng không sao.
  • Hương hoa: Chọn loại hoa ly, cúc hoặc hồng tươi cúng nhà mới. Chuẩn bị cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.
  • Mâm cơm cúng chuyển nhà: Tùy vào quan niệm thờ cúng có thể chọn mâm cơm cúng mặn hoặc chay.

Những lưu ý khi nhập trạch

  • Khi dọn nhà đến nhà mới, trường hợp bạn là người có gia đình thì vợ cầm gương tròn vào nhà trước. Tiếp theo chồng bê bát hương bàn thờ tổ tiên vào trong nhà sau. Sau đó mới đem bếp, chăn, nệm, v.v. vào nhà.
  • Nếu nhà không có đàn ông thì mẹ sẽ là người bê bát nhang của tổ tiên vào nhà. Tiếp đó là con cái bê những vật dụng khác vào sau.
  • Nên dọn dẹp chuyển hết đồ đạc vào bên trong nhà rồi mới tiền hành dọn cúng sau.
  • Đặc biệt khi vào nhà mới thì mọi người ai cũng phải cầm một thứ gì đó trên tay. Tránh đi tay không vào nhà. Tuổi dần tránh phụ dọn nhà kể cả phụ nữ có thai cũng không được.
 Thủ tục nhập trạch như thế nào?
Thủ tục nhập trạch như thế nào?

Văn khấn gia tiên khi nhập trạch

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con xin kính lạy Liệt Liệt Tông… (họ của ông bà, tổ tiên) Gia tại thượng

Kính lạy Cửu Huyên Thất Tổ Nội Ngoại Gia Tiên Linh

Hôm nay là ngày……tháng……năm……
Gia đình chúng con dọn đến đây là……………………..(ghi địa chỉ)

Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng.

Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.

Kính cáo.

Trên đây là nội dung hướng dẫn các thủ tục, lễ vật, văn khấn nhập trạch vào văn phòng hay nhà mới. Với hi vọng may mắn, thuận lợi sẽ đến với gia đình bạn. Tránh đi những điều xui xẻo, không may mắn xảy ra.