Giải thích và lý giải sinh khắc ngũ hành

Chia sẻ ngay

Trong Ngũ hành có tồn tại quan hệ tương sinh tương khắc. Sinh khắc là hai khái niệm mâu thuẫn, đồng thuận của ngũ hành, cũng chính là hai mặt Âm dương, chính vì vậy mà nói rằng Ngũ hành có hàm chứa Âm dương.

Tương sinh tương khắc là quy luật phổ biến của sự vật, là hai phương diện không thể tách rời nhau của một sự vật. Sinh khắc là đối lập, không có sinh thì cũng chẳng có khắc; không có khắc thì cũng không có sinh. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc, sự vật sẽ phát triển không ngừng nghĩ theo hướng cực đoan, tạo thành tất phản của vật cực, từ tốt biến thành xấu; có khắc mà không có sinh thì sự vật sẽ vì bị đè nén quá mức mà tổn thất nguyên khí đi đến việc suy thoái hoặc tiêu diệt.

images-z_Lavabo_marble_05_40051491

Ví dụ như cây lúa nước, phân bón có tác dụng tăng dưỡng chất cho cây lúa nước, nhưng dừng phân bón với lượng quá nhiều, bón phân quá nhiều lần, sẽ khiến cho lúa nước sinh trường mạnh, cây mạ tuy sẽ cao lớn hơn bình thường, những lại không đạt hiệu quả. Dinh dưỡng thực phẩm có lợi cho sự sinh trưởng của con người, dinh dưỡng quá độ sẻ làm béo phì, sinh bệnh tật. Đây đều do sự sinh trưởng quá mức hoặc hữu sinh vô khắc mà tạo thành vật cực tất phản của sự vật, từ tốt chuyền thành xấu.

Ngược lại, những con sâu bệnh có tác dụng khắc đối với cây lúa nước, nếu sâu bệnh gây hại quá nghiêm trọng, lại không dùng thuốc trừ sâu, sẽ khiến sản lượng lúa giảm xuống, có hạt nhưng không thu hoạch được; bệnh tật cũng có tác dụng khác với cơ thể con người, cơ thể con người chịu sự xâm hại của bệnh tật, trong một thời gian dài nếu không được chữa trị thì cơ thể gầy yếu, nghiêm trọng sẽ dẫn đến tử vong. Đây chính là hậu quả khắc quá nhiều hoặc hữu khắc vô sinh đem lại.

Chính vì vậy, có sinh không khắc, có khắc không có sinh, đều không phải là việc tốt. Chỉ khi sinh khắc đạt được sự cân bằng tương đối mới có lợi cho việc phát triển ổn định của sự vật.

Sự cân bằng tương đối của sinh khắc ngũ hành chính là sự thống nhất đối lập của mâu thuẫn sự vật. Sự cân bằng này bị phá vỡ thì sự “thống nhất” theo đó mà bị phá vỡ, nguyên lý này là thuộc tính của vạn vật trong vũ trụ. Ví dụ, dân chủ tập trung cùng là một cặp sinh khắc, dân chủ bị  tự do thì là sinh, tập trung là bỏ buộc thi là khắc; quá tự do chính là chủ nghĩa vô chính phủ.

Về Ngũ hành sinh khắc, đầu tiên phải sơ qua một vòng tổng thể, dưới đây sẽ nói kỹ hơn. Khi bạn trong quá trình học tập mà cảm thấy có một số nội dung nào đó phía sau này khó lý giải, thì xin hãy trở lại xem phần nội dung phía trước. Đây chính là một phương thức tư duy hoàn chỉnh, kết hợp trước sau, hy vọng người đọc không nên phá bỏ mà suy đoán theo từng đoạn một.